Trong doanh nghiệp, người giữ vị trí giám đốc thường là những người rất bận rộn vì phải xử lý một khối lượng công việc khổng lồ. Do đó, trường hợp có tình huống phát sinh hoặc những công việc mà giám đốc chưa thể xử lý kịp thời thì giám đốc thường sẽ ủy quyền cho nhân viên để thay mặt giám đốc xử lý công việc. Vậy ủy quyền là gì? Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên bao gồm những nội dung cơ bản nào?… Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Ủy quyền là gì? Quy định pháp luật về quan hệ đại diện theo ủy quyền
Ủy quyền là gì? Hiểu một cách nôm na, ủy quyền là việc một người (người ủy quyền) giao phó quyền của mình cho một người khác (người được ủy quyền) để thay mặt và hành động cho mình. Người được ủy quyền có thể được phép đại diện, ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch, hoặc thực hiện các hành động quy định khác trong phạm vi được ủy quyền.
Về mặt pháp lý, theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền là một trong những căn cứ xác lập quyền đại diện giữa người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Theo đó, khi thực hiện ủy quyền sẽ phát sinh hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”
Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên
Thông qua giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên, nhân viên có quyền đại diện cho giám đốc thực hiện các giao dịch, công việc được phân công. Giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên không chỉ là căn cứ xác lập quyền đại diện của nhân viên (người nhận ủy quyền) mà còn là giới hạn, phạm vi của ủy quyền. Hay nói cách khác, nhân viên chỉ được thực hiện các giao dịch, công việc được ghi trong giấy ủy quyền. Khi soạn thảo giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên, bạn đọc có thể tham khảo Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên dưới đây của Biểu mẫu luật:
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên
Về mặt pháp lý, khi nhận ủy quyền từ giám đốc, nhân viên sẽ được thay mặt giám đốc thực hiện các công việc được giao. Việc ủy quyền nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, rất dễ dẫn đến tình trạng nhân viên lạm quyền, lợi dụng quyền đại diện để thực hiện các giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền gây thiệt hại về tài sản, uy tín của chính người giám đốc cũng như phía công ty. Chính vì vậy, khi viết giấy ủy quyền cho nhân viên cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin nhân thân cơ bản của người ủy quyền và người được ủy quyền: Bao gồm các thông tin như: Họ và tên, thông tin giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu), chức vụ và những thông tin cơ bản khác (nếu có).
– Nội dung ghi nhận người ủy quyền chỉ định người đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong giấy ủy quyền: Đây là nội dung quan trọng nhất của giấy ủy quyền. Để hạn chế tối đa trường hợp người nhận ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền, người ủy quyền nên nêu rõ ràng, cụ thể nội dung ủy quyền. Ví dụ: liệt kê các công việc/ giao dịch được thực hiện, các lĩnh vực tham gia, …
– Thời hạn ủy quyền: Khi quy định thời hạn, người được ủy quyền sẽ biết chính xác thời gian mà họ có quyền tiếp quản và thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi ủy quyền. Điều này đảm bảo rằng người được ủy quyền chỉ làm việc trong thời gian đã được ủy quyền và sau đó trả lại quyền kiểm soát cho người ủy quyền.
– Ký tên và đóng dấu: Cuối giấy ủy quyền của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Thời hạn giám đốc ủy quyền cho nhân viên là bao lâu?
Thời hạn giám đốc ủy quyền cho nhân viên được hiểu là khoảng thời gian mà nhân viên được đại diện cho giám đốc thực hiện các công việc/ giao dịch được phân phó. Thời hạn ủy quyền ủy quyền cơ sở quan trọng để giám đốc (người ủy quyền) kiểm soát quyền đại diện của nhân viên (người nhận ủy quyền). Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, về cơ bản, thời hạn giám đốc ủy quyền cho nhân viên được xác định theo giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên hoặc theo điều lệ của công ty. Hay nói cách các, giám đốc có quyền quyết định thời hạn ủy quyền cho nhân viên và thời hạn này phải được ghi trong giấy ủy quyền.
Trong trường hợp không xác định được thời hạn đại điện thì thời hạn đại diện được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.”
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 140 Bộ luật này cũng quy định về các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền bao gồm:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Bằng bài viết này, Biểu mẫu luật đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc cho nhân viên”. Bạn đọc có thể tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu tờ khai nhập cảnh Úc (Australia)
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông
- Mẫu biên bản vụ việc trong doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp nhân viên thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền thì xử lý như sau:
– Giao dịch dân sự do nhân viên (người nhận ủy quyền) xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của giám đốc (người ủy quyền) đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền, trừ một trong các trường hợp sau đây:
Người ủy quyền đồng ý;
Người ủy quyền biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
Người ủy quyền có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
– Trường hợp giao dịch dân sự do người nhận ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người ủy quyền đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thì người nhận ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi ủy quyền mà vẫn giao dịch.
Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:“Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, khi nhận ủy quyền từ giám đốc, nhân viên không được nhân danh giám đốc thực hiện giao dịch với chính mình.
Mẫu giấy ủy quyền: | Của giám đốc cho nhân viên |
Định dạng: | File Word/ File PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1500 |