Sau khi hoàn thiện phần cấu trúc của công trình xây dựng, việc tiếp theo cần phải làm để công trình đi vào hoạt động là tiến hành thi công lắp đặt thiết bị. Việc thi công lắp đặt các thiết bị thường khá phức tạp, nhất là đối với các công trình xây dựng lớn như trường học, siêu thị , chung cư, … Điều này đòi hỏi người lắp đặt cần có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Do đó, trong trường hợp này, chủ công trình hoặc nhà thầu thường lựa chọn một đơn vị chuyên thi công lắp đặt thiết bị để tiến hành thi công cho công trình. Để đảm bảo quá trình thực hiện, các bên sẽ giao kết hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị. Vậy, hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là gì? Và Mẫu hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị hiện nay như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là gì?
Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là một thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên, thường là giữa chủ đầu tư và nhà thầu, để quy định các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thi công và lắp đặt các thiết bị trong một dự án xây dựng. Hợp đồng này gồm các thông tin quan trọng như phạm vi công việc, tiến độ, chất lượng, giá cả, bảo hành và các điều khoản khác để đảm bảo việc thi công và lắp đặt được thực hiện theo đúng yêu cầu và mong đợi của chủ đầu tư.
Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại
Việc xác định hợp đồng nói chung và hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị thuộc loại hợp đồng nào có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, việc này giúp xác định chính xác được các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Để xác định hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại thì cần hiểu rõ khái niệm hai loại hợp đồng này.
Đối với hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa như sau:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Đối với hợp đồng thương mại, Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:
“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.”
Theo đó, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại.
Như vậy, tùy thuộc vào chủ thể và mục đích của hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị cụ thể thì mới có thể xác định được hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng thương mại. Trên thực tế, hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị chủ yếu là hợp đồng thương mại.
Mẫu hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị
Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là loại hợp đồng khá phổ biến, hợp đồng này thường được giao kết giữa cá nhân, tổ chức với các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt thiết bị hoặc đơn vị cung cấp thiết bị. Dưới đây là Mẫu hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Những nội dung cơ bản của hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị
Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị là căn cứ pháp lý quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, đây là chứng cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên khi xảy ra tranh chấp. Để đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng thi công thì hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản như sau:
– Bên thầu và bên nhận thi công: Xác định danh tính, thông tin liên lạc và quyền và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia hợp đồng.
– Mô tả dự án: Bao gồm các thông tin liên quan đến dự án như địa điểm, phạm vi công việc, các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị, thời gian thi công và hoàn thành.
– Giá cả và thanh toán: Quy định giá trị hợp đồng, các phương thức và khoảng thời gian thanh toán, cũng như các điều kiện liên quan đến thanh toán.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên: Xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên thầu và bên nhận thi công, bao gồm việc cung cấp và lắp đặt thiết bị, tuân thủ các quy định pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công việc, bảo hành và bồi thường.
– Thời gian thi công và hoàn thành: Quy định thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, các mốc thời gian quan trọng, cũng như các điều kiện liên quan đến việc kéo dài hoặc thay đổi thời gian thi công.
– Bảo hành và bảo hiểm: Quy định về các điều khoản bảo hành cho thiết bị và công trình, cũng như yêu cầu về bảo hiểm trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành.
– Chấm dứt hợp đồng: Xác định các điều kiện và cơ chế chấm dứt hợp đồng trong trường hợp có vi phạm từ bên nào đó hoặc khi có sự thỏa thuận giữa các bên.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng
- Mẫu hợp đồng thi công sửa chữa nhà ở
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp là hợp đồng dân sự khác, các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm theo tinh thần của Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp là hợp đồng thương mại, mức phạt vi phạm cần tuân thủ theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Do đó, các bên có thể thỏa thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công.
Mẫu hợp đồng: | Thi công lắp đặt thiết bị |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1950 |