Hợp đồng làm việc hay còn gọi là hợp đồng lao động. Đây là loại hợp đồng được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động làm phát sinh quan hệ lao động giữa hai bên. Mặc dù hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. Nhưng, trên thực tế, đa phần người lao động, nhất là những người lao động chân tay đều không có đủ vốn kiến thức, kĩ năng để đưa ra những điều kiện, thỏa thuận có lợi cho bản thân khi giao kết hợp đồng làm việc. Chính vì vậy, Luật Lao động 2019 đã đặt ra những quy định đầy đủ về hợp đồng làm việc để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Qua bài viết này, Biểu mẫu luật sẽ giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề “Quy định về hợp đồng làm việc”. Mời các bạn cùng theo dõi.
Khái niệm hợp đồng làm việc?
Để tìm hiểu sâu về các quy định pháp luật về hợp đồng làm việc thì chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa, khái niệm của hợp đồng làm việc. Hợp đồng làm việc là cách gọi khác của hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Về khái niệm hợp đồng làm việc, Bộ luật này định nghĩa như sau:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Quy định về hợp đồng làm việc
Hợp đồng làm việc là một chế định quan trọng của Bộ luật Lao động 2019 và được quy định cụ thể tại Chương III của bộ luật này. Trong phạm vi bài viết, Biểu mẫu luật chủ yếu đề cập đến 03 vấn đề chính liên quan đến hợp đồng làm việc là hình thức, nội dung và các loại hợp đồng làm việc theo quy định.
Hình thức của hợp đồng làm việc
Hình thức của hợp đồng làm việc là cách thể hiện của hợp đồng. Thông thường, hợp đồng được thể hiện dưới 03 hình thức cơ bản là: hành vi, lời nói và văn bản. Trong đó, văn bản là hình thức thể hiện chặt chẽ nhất của hợp đồng. Đối với hợp đồng làm việc, hình thức thể hiện của loại hình hợp đồng này được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Nội dung của hợp đồng làm việc
Các quy định về hợp đồng làm việc tại Bộ luật Lao động 2019 và những văn bản hướng dẫn thi hành đều được thể hiện khá chi tiết, cụ thể. Đối với nội dung của hợp đồng làm việc, Bộ luật Lao động 2019 cũng liệt kê và hướng dẫn chi tiết các nội dung cơ bản mà hợp đồng làm việc cần phải có. Cụ thể như sau:
“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Các loại hợp đồng làm việc
Ngoài nội dung và hình thức thì các loại hợp đồng làm việc cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Việc xác định rõ loại hợp đồng làm việc có ý nghĩa quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, rõ ràng nhất là việc thực hiện báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng làm việc
- Mẫu hợp đồng làm việc theo giờ
- Mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Quy định về hợp đồng làm việc và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 thì: “2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.” là hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Do đó, nếu công ty yêu cầu người lao động đặt cọc tiền khi giao kết hợp đồng làm việc thì có thể bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đến 25 triệu.
Trong trường hợp này, công ty có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Chủ đề: | Pháp luật lao động |
Nội dung: | Quy định về hợp đồng làm việc |
Ngày đăng bài: | 22/02/2024 |
Ngày cập nhật: | 22/02/2024 |