Các hợp đồng thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các thương nhân nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại quốc tế nhằm trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Sau đây Biểu mẫu luật sẽ phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng thương mại quốc tế (thỏa thuận mua bán hàng hóa). Chúng tôi xin chia sẻ thêm mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa để giúp bạn thuận tiện làm hợp đồng.
Hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một thuật ngữ thường được sử dụng trong thương mại quốc tế và các quan hệ mua bán của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.
Hợp đồng thương mại quốc tế là một hợp đồng thương mại có tính chất quốc tế. Tính chất quốc tế của một hợp đồng mua bán được xác định phụ thuộc vào từng quy định quốc gia và quốc tế.
Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, một quan hệ dân sự được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi có một trong ba yếu tố: chủ thể có yếu tố nước ngoài; việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ thương mại quốc tế và theo đó là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Như vậy, quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng để xác định một quan hệ thương mại quốc tế
Vậy một hợp đồng thương mại được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong ba căn cứ sau: một trong các bên tham gia mua bán hàng hóa là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa theo pháp luật nước ngoài; Hàng hóa, đối tượng của hợp đồng, ở nước ngoài.
Căn cứ phát sinh của hợp đồng thương mại quốc tế
Theo Điều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định về trụ sở kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng như là tiêu chí để xác định một hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu các bên tham gia hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau và thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua lại giữa các quốc gia này thì hợp đồng được giao kết là hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn điều kiện: chủ thể, nội dung, hình thức phải hợp pháp và phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện.
Hiệu lực của hợp đồng thương mại xác lập tại thời điểm giao kết, chỉ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán của hợp đồng thương mại quốc tế là gì?
Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán như:
Người mua thanh toán trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba;
Ngân hàng thay mặt bên bán thu hộ một khoản tiền từ bên mua trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng;
Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng.
Điều khoản cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại quốc
Đối tượng của hợp đồng
Tùy theo từng loại hợp đồng thương mại quốc tế mà đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hàng hóa;
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Một công việc cụ thể;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, sơ đồ kỹ thuật…
Giá cả hàng hóa, phương thức và hình thức thanh toán
- Điều 55 CISG và Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định giá được xác định theo thỏa thuận của các bên.
- Giá cả hàng hóa trong hợp đồng thương mại quốc tế phải có đủ đơn giá, tổng giá (cả bằng số và chữ) và được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.
Phương thức thanh toán và hình thức thanh toán như:
- Người mua thanh toán trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba;
- Ngân hàng thay mặt bên bán thu hộ một khoản tiền từ bên mua trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng;
- Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng.
Đảm bảo chất lượng và phương thức vận chuyển hàng hóa
- Trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế cần tìm hiểu kĩ chỉ tiêu một số hàng hóa xuất khẩu để soạn thảo các điều khoản chất lượng hàng hóa tốt.
- Địa điểm giao hàng được quy định tại điều 35 Luật Thương mại 2005 và Điều 31 Công ước viên Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), cảng bốc, cảng dỡ hàng hóa thì nên quy định cụ thể tên cảng.
Giải quyết tranh chấp và Luật áp dụng trong hợp đồng
- Trong thương mại quốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình.
- Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án kinh tế thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao giải quyết tranh chấp.
- Có thể giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Tải xuống mẫu hợp đồng thương mại quốc tế
Lưu ý khi soạn hợp đồng thương mại quốc tế
Về thông tin các bên: Xác định tư cách chủ thể:
- Đối với cá nhân: Tên, CMND/CCCD và địa chỉ thường trú.
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện theo pháp luật..
Về đối tượng của hợp đồng:
- Đối với mỗi hoạt động thì tên hợp đồng được ghi cụ thể hơn.
- Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công hàng hóa…
Về thanh toán: Bên bán nên quy định cụ thể:
- Giá của từng loại hàng hóa, giá có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;
- Phương thức thanh toán: đồng tiền thanh toán, số tài khoản giao dịch, phí ngân hàng chuyển khoản do bên nào chịu, lãi suất trả chậm…
Về việc hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng: Trong trường hợp:
- Giao hàng nhiều lần;
- Giao thiếu số lượng;
- Giao hàng không đồng bộ;
- Giao hàng không đúng chủng loại;…
Về việc giải quyết tranh chấp:
- Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong hai cơ quan để giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Lưu ý, một số trường hợp tranh chấp chỉ được giải quyết bởi Tòa án.
Về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan:
- Nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí.
- Trường hợp không quy định, các bên phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi phí đã được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới soạn thảo biểu mẫu thì hãy liên hệ ngay tới Biểu mẫu luật để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hàng hóa;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Một công việc cụ thể;
Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, sơ đồ kỹ thuật…
Tùy theo từng loại hợp đồng thương mại quốc tế mà đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau.
Câu hỏi về hợp đồng thương mại quốc tế có phải là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không? Thì thực tế cho thấy, hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Do đó, hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế là một trong những dạng của hợp đồng thương mại quốc tế.
Chủ thể ký kết ở nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý được xác định theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
Hình thức hợp đồng được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế.
Điều 96 của Công ước Viên 1980 quy định tôn trọng hình thức hợp đồng bằng văn bản;
Điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Quy định này giúp các bên có thể tránh được được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi, những rủi ro và tranh chấp không đáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Thương mại quốc tế |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |