Ngày nay, hợp đồng nguyên tắc thỏa thuận được sử dụng chung trong mọi lĩnh vực chứ không cố định trong một lĩnh vực nào. Như tên gọi của hợp đồng cho thấy, hợp đồng này về cơ bản là một quy tắc để chi phối mối quan hệ giữa các bên. Hợp đồng này thường chỉ là những thỏa thuận về hành vi của các bên. Về cơ bản, sau khi giao kết hợp đồng, các bên lập nhiều hợp đồng chi tiết hơn hoặc bổ sung vào phụ lục hợp đồng. Các nội dung của hợp đồng có thể bao gồm các vấn đề ví dụ như: giá cả, danh mục hàng hóa/dịch vụ, số lượng, số lượng… mà không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc các điều khoản giải quyết tranh chấp…. Trong bài viết dưới đây Biểu mẫu luật sẽ giới thiệu đến độc giả một mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa đầy đủ thông tin, chi tiết. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là gì?
Pháp luật hiện nay không đưa ra định nghĩa chính xác về hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng nguyên tắc ra đời do nhu cầu của các bên trong giao dịch, đặc biệt là giao dịch thương mại.
Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đưa ra khái niệm hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Còn nguyên tắc thường được hiểu là hệ thống quan điểm, tư tưởng xuyên suốt đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.
Về khái niệm, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Do đó có thể hiểu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nhưng việc ký kết hợp đồng về nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng. Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại hoặc áp dụng cho hợp đồng đại lý phân phối… về bản chất là một thuật ngữ cụ thể tương tự như “hợp đồng kinh tế”. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, đây thực chất là hợp đồng, sự thỏa thuận giữa các bên, là căn cứ để chuyển giao, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Hợp đồng nguyên tắc phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố về hình thức và nội dung, theo quy định của pháp luật, không vi phạm các quy tắc cấm, không bị vô hiệu, chúng ràng buộc với các bên đã ký kết.
Nội dung cần phải có bao gồm như sau:
– Điều khoản định nghĩa;
– Chủ thể của hợp đồng;
– Đối tượng chính trong hợp đồng;
– Số lượng và chất lượng;
– Giá cả, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm của các bên nếu như vi phạm hợp đồng;
– Phương pháp giải quyết tranh chấp;
– Cam kết chung.
Các đối tượng thường sử dụng hợp đồng nguyên tắc khi thỏa thuận chung đã được tìm thấy, nhưng hàng hóa/ dịch vụ chưa được xác định, hàng hóa/ dịch vụ không muốn cụ thẻ hoa hoặc các bên xác định ý định ký kết các thỏa thuận đó trong một thời gian nhất định mà không muốn ký nhiều hợp đồng nhỏ.
Mặc dù chỉ hợp đồng nguyên tắc bao gồm các nguyên tắc cơ bản, nhưng hợp đồng nguyên tắc cũng là hợp đồng, cần phải tôn trọng các điều kiện của hợp đồng dân sự nói riêng và giao dịch dân sự nói chung, bên cạnh vấn đề này hợp đồng nguyên tắc cũng được điều chỉnh bởi các quy tắc pháp lý chuyên ngành tùy thuộc vào lĩnh vực tiến hành ký kết hợp đồng.
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Giá trị của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Khi ký kết hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa sẽ có tác dụng thay thế chức năng của bản hợp đồng chính nếu như hai bên không chỉ định một khối lượng hàng hóa/ dịch vụ trao đổi một cách cụ thể, rõ ràng hoặc giúp các bên có thể ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian cố định mà không cần phải ký kết quá nhiều hợp đồng khác.
Trong thời gian đàm phán hợp đồng mua bán chính, trong trường hợp có tranh chấp, có thể dựa trên các thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa ban đầu để giải quyết các vấn đề không được thảo thuận trong hợp đồng chính.
Hợp đồng về nguyên tắc mua bán hàng hóa chỉ giải quyết các vấn đề chung, do đó, trong trường hợp tranh chấp, rất khó để giải quyết chúng, đặc biệt là khi các bên không tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ.
Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa sẽ có tính chất định hướng cho hợp đồng chính thức, các vấn đề cụ thể chi tiết khác sẽ được các bên tiến hành thỏa thuận sau. Như vậy, trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa, các bên dựa vào nó để có thể tiến tới việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa chính thức hay các bên chỉ cần bổ sung thêm vào các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc.
Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ nhằm thay thế cho hợp đồng chính thức khi mà các bên của hợp đồng chưa muốn hoặc chưa thể xác định cụ thể về khối lượng đối với hàng hoá hay dịch vụ giao dịch giữa đôi bên; hoặc trong trường hợp các bên muốn hợp tác với nhau nhưng trong một khoản thời gian nhất định mà khi có giao dịch phát sinh lại không bắt buộc phải ký kết mỗi hợp đồng
Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
– Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Biểu mẫu luật về vấn đề. “Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về soạn thảo mẫu hợp đồng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có quy định nào quy định chi tiết về thời hạn hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa. Theo đó, chi tiết về thời hạn của hợp đồng nguyên tắc này sẽ quyết định dựa trên sự thỏa thuận của các bên giao dịch mua bán hàng hóa.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào:
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:
Thực hiện quyền xuất khẩu;
Thực hiện quyền nhập khẩu;
Thực hiện quyền phân phối;
Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
Cung cấp dịch vụ logistics;
Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Nguyên tắc mua bán hàng hóa |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |