Việc cho người quen hay người thân ở nhờ trong nhà của mình là trường hợp rất hay gặp hiện nay. Mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà là văn bản phải được lập khi tiến hành cho người khác ở nhờ nhà của mình trong một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Hãy cùng khám phá chi tiết mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà mới năm 2022 đầy đủ và chính xác nhất dưới đây.
Hợp đồng ở nhờ nhà ở là gì?
- Pháp luật hiện nay không quy định như thế nào là ở nhờ nhà ở. Theo đó, trên thực tế, hoạt động ở nhờ nhà ở được hiểu là việc một người đến lưu trú tại nhà của một người khác (thông thường là những người thân quen, thân thuộc trong gia đình) thay vì thuê, mua nhà ở để giảm bớt chi phí sinh hoạt (chi phí thuê nhà hoặc mua nhà). Như vậy, việc ở nhờ nhà ở có bản chất là giao dịch mượn tài sản (mượn nhà ở).
- Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho mượn và bên mượn, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để bên mượn sử dụng trong một khoảng thời hạn mà không phải trả tiền cho bên cho mượn, bên mượn phải trả lại tài sản đó cho bên cho mượn khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Như vậy, hợp đồng ở nhờ nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên có nhà ở (bên cho ở nhờ) cho bên ở nhờ sử dụng căn nhà trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải trả tiền cho bên cho ở nhờ. Sau thời gian cho ở nhờ, bên ở nhờ phải trả lại căn nhà đó cho bên cho ở nhờ.
- Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng ở nhờ nhà ở phải được lập thành văn bản và có các nội dung cơ bản sau:
- Họ và tên của các bên trong hợp đồng ở nhờ nhà ở;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở cho ở nhờ;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho ở nhờ nhà ở;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ở nhờ nhà ở;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ở nhờ nhà ở;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng ở nhờ nhà ở;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên trong hợp đồng ở nhờ nhà ở.
Ngoài ra, bản hợp đồng cho ở nhờ tạm trú trở nên hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 của Luật Nhà ở 2014:
- Bên cho ở nhờ phải là chủ sở hữu BĐS hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Bên cho ở nhờ là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; hoặc là tổ chức bán, cho thuê nhà ở thì cần có chức năng kinh doanh nhà ở (ngoại trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không vì mục đích kinh doanh)
- Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì phải có năng lực hành vi dân sự và không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định của Luật nhà ở 2014. Còn nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Điều kiện nhà ở là đối tượng hợp đồng ở nhờ nhà ở
- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, nhà ở là đối tượng trong hợp đồng ở nhờ nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, căn cứ khoản 9 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trường hợp cho ở nhờ nhà ở thì bên cho ở nhờ phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở. Như vậy, nhà ở cho ở nhờ không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Nếu nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bên cho ở nhờ phải có một trong các giấy tờ nêu trên để chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu đối với nhà ở. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì chỉ khi bên cho ở nhờ có quyền đối với nhà ở thì họ mới có quyền cho phép ai ở nhờ.
- Ngoài điều kiện nêu trên, nhà ở cho ở nhờ còn phải đáp ứng các điều kiện: Không bị tranh chấp, bị khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu và đang trong thời hạn sở hữu nhà ở (đối với sở hữu nhà ở có thời hạn); Không bị kê biên; và Không thuộc diện bị phá dỡ nhà ở theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
- Như vậy, nhà ở là đối tượng của hợp đồng ở nhờ nhà ở phải có đủ các điều kiện như sau:
- Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở;
- Không bị tranh chấp, bị khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu và đang trong thời hạn sở hữu nhà ở (đối với sở hữu nhà ở có thời hạn);
- Không bị kê biên;
- Không thuộc diện quyết định bị giải toả, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện về chủ thể trong hợp đồng ở nhờ nhà ở
Bên cho ở nhờ
- Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, điều kiện bên cho ở nhờ tham gia hợp đồng ở nhờ nhà ở gồm:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người ủy quyền của chủ sở hữu theo giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền hợp pháp;
- Chủ sở hữu là cá nhân: phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Chủ sở hữu là tổ chức: phải có tư cách pháp nhân.
- Lưu ý về nhà ở thuộc sở hữu chung tại Điều 153 Luật Nhà ở 2014:
- Nhà ở cho ở nhờ thuộc sở hữu chung hợp nhất thì khi giao kết hợp đồng ở nhờ nhà ở cần phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó.
- Nhà ở cho ở nhờ thuộc sở hữu chung theo phần thì bên cho ở nhờ chỉ có quyền cho ở nhờ phần nhà ở thuộc sở hữu của mình và không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung còn lại.
- Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho ở nhờ nhà ở.
Bên ở nhờ
- Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, điều kiện bên ở nhờ tham gia hợp đồng ở nhờ nhà ở gồm:
- Nếu là cá nhân trong nước: phải có đủ năng lực hành vi dân sự và và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở cho ở nhờ;
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: phải có đủ năng lực hành vi dân sự, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú/thường trú tại nơi có nhà ở cho ở nhờ.
Tải xuống mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà mới nhất
Mời bạn xem thêm mẫu hợp đồng:
- Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà trọ
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở để kinh doanh
Câu hỏi thường gặp
Hình thức của việc cho ở nhờ – giao dịch dân sự với nội dung cho mượn tài sản đều không được Bộ luật dân sự hay Luật nhà ở quy định bắt buộc phải lập thành văn bản. Những người tham gia giao dịch có thể dưới dạng lời nói hay hành vi…Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự này, mỗi bên sẽ đều có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau được pháp luật quy định và bảo vệ cụ thể.
Vì vậy, khi một trong các bên vi phạm dẫn đến xảy ra tranh chấp thì công chứng Hợp đồng cho ở nhờ lúc này lại có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó là cơ sở để chứng minh giao dịch có thật trên thực tế và xác lập thỏa thuận giữa các bên về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên được sử dụng để giải quyết các tranh chấp nếu có.
Căn cứ Điều 154 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng ở nhờ nhà ở chấm dứt trong các trường sau đây:
Thời hạn cho ở nhờ nhà ở đã hết. Thời hạn cho ở nhờ nhà ở do các bên thỏa thuận và là một trong các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng ở nhờ nhà ở.
Nhà ở cho ở nhờ không còn. Đây là trường hợp đối tượng của hợp đồng ở nhờ nhà ở không còn do bị phá bỏ hoặc bị cháy hoặc bị tiêu hủy,… mà không do lỗi của một trong hai bên.
Bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo Quyết định của Tòa án.
Nhà ở cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ở nhờ nhà ở. Hợp đồng ở nhờ nhà ở có thể được chấm dứt trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu hai bên thống nhất được ý chí.
1️⃣ Mẫu giấy: | 🔴 Xác nhận độc thân |
2️⃣ Định dạng: | 🔴 File Word |
3️⃣ Số lượng file: | 🔴 1 |
4️⃣ Số lượt tải: | 🔴 +1000 |