Đã nói là kinh tế thì không thể không nhắc đến hợp đồng kinh tế. Muốn làm việc được với nhau sòng phẳng thì phải có hợp đồng rõ ràng, không có sự giàng buộc và tránh những phát sinh không đáng có. Nhưng vẫn có những người tuy đã có hợp đồng rõ ràng nhưng vẫn vì lý do sơ ý hay cố tình mà vi phạm hợp đồng kinh tế. Các trường hợp đó nếu không thể tự mình giải quyết được thì cần phải có đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế để gửi lên tòa án. Vậy Mẫu đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ như thế nào, cùng theo dõi mẫu đơn của chúng tôi dưới đây nhé.
Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận giữa đôi bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ,… và các thỏa thuận khác có liên quan đến vấn đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Và sau khi 2 bên đã kí được hợp đồng kinh tế với nhau thành công thì mới có thể hợp tác, cùng nhau làm việc mang lại lợi ích đôi bên.
Mẫu đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Mẫu đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế là mẫu đơn hành chính được pháp luật công nhận do các chủ thể, cá nhân, tổ chức lập ra khi có đối tượng cố tình vi phạm hợp đồng để gửi lên các cấp chính quyền, tòa án.
Đó còn là mẫu đơn ghi nhận những phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng, là căn cứ và cơ sở pháp lý để gửi lên Tòa án nhờ các thẩm quyền giải quyết.
Các loại chế tài trong hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Mức độ phạt, bồi thường trong Mẫu đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Vi phạm hợp đồng kinh tế trong Mẫu đơn khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào
Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Mời bạn xem thêm mẫu đơn:
- Mẫu đơn khởi kiện công ty không trả lương
- Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 321. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
✅ Mẫu đơn: | 📝 Khởi kiện vi phạm hợp đồng kinh tế |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |