Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm mục đích chứng minh sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa 02 bên dựa trên những tiêu chuẩn, thỏa thuận trước đó.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau, ví dụ như trong hoạt động xây dựng chúng ta có Biên bản nghiệm thu công trình. Đây là biên bản lập ra để thẩm định hoặc đi kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được thi công lắp đặt tại công trình/ dự án xây dựng nhưng giá trị của chất lượng sản phẩm chưa được kiểm định ở công việc nghiệm thu này.
Hay trong lĩnh vực chế tạo máy móc chúng ta có biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị. Tuy nhiên có thể thấy dù lý do nghiệm thu là như thế nào thì trong mọi công việc thì biên bản nghiệm thu đều được lập ra với mục đích để ghi chép lại việc nghiệm thu hoàn thành.
Nội dung trong biên bản đều thể hiện rõ các hạng mục công trình, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia, đánh giá công trình nghiệm thu từ đó đưa ra kết luận chấp nhận đưa công trình vào sử dụng hay không.
Tại sao cần sử dụng biên bản nghiệm thu. Trường hợp nào thì dùng biên bản nghiệm thu
Biên bản nghiệm thu là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nghiệm thu công trình, nghiệm thu máy móc,… Nghiệm thu sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình sản phẩm sau bàn giao như thế nào. Việc nghiệm thu là hết sức cần thiết trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng còn là quy trình bắt buộc theo thông tư của Bộ xây dựng.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;
e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
h) Phụ lục kèm theo (nếu có).
Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Mẫu biên bản nghiệm thu
Nội dung biên bản nghiệm thu
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng cụ thể như sau:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng?
Đối với quy định về điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng thì tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
- Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư.
Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
Những lưu ý khi soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu
- Thứ nhất, nội dung được ghi lại phải đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.
- Thứ hai, phải có đầy đủ thông tin về thời gian bắt đầu và kết thúc nghiệm thu. Nó chính là một trong những căn cứ xác minh vô cùng quan trọng.
- Thứ ba, biên bản nghiệm thu cần có kết luận lại kết quả kiểm tra cho công trình, dự án, sản phẩm/dịch vụ.
- Thứ tư, phải đảm bảo đầy đủ chữ ký của các bên để xác nhận sự có mặt và tham gia.
- Thứ năm, không được sai chính tả, đảm bảo không tẩy xoá nội dung trong biên bản.
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào sản phẩm đầu ra mà biên bản nghiệm thu có thể có hoặc có thể không. Cũng như có những mảng bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu thì mới được tiếp tục kinh doanh hoặc phải được nghiệm thu mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường. Đơn cử như các công trình xây dựng. Bắt buộc phải có nghiệm thu mới được đưa vào kinh doanh thương mai. Như biên bạn nghiệm thu về hệ thống phòng cháy chữa cháy, biên bản nghiệm thu kích thước,…
Hiện nay chưa có pháp chế rõ ràng về việc công chứng biên bản nghiệm thu. Do đó việc công chứng là không cần thiết, mà là ký kết giữa đơn vị nghiệm thu và đơn vị thi công – sản xuất,…