Hợp đồng mua bán xe là một loại hợp đồng thuộc mục hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại điều 430 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Hợp đồng mua bán xe cũ có cần công chứng không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi, đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ công an ban hành, cụ thể như sau:
“2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;
b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;
d) Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước.”
Theo quy định trên bạn muốn bán xe thì giấy mua bán xe, hay hợp đồng mua bán xe thì cần phải công chứng hoặc chứng thực ở UBNN xã, phường,… với chữ ký của người bán, cho tặng xe theo đúng quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Tất nhiên bạn cần mang đầy đủ giấy tờ mua bán xe để đi công chứng bao gồm: giấy tờ mua bán xe, giấy tờ xe, chứng minh thứ/CCCD. Trường hợp bạn mua bán xe mà không được công chứng thì hợp đồng mua bán xe của bạn sẽ không có giá trị pháp lý khi xảy ra các vấn đề tranh chấp tài sản.
Các loại hợp đồng mua bán xe cũ thường xuyên được giao kết nhất đó là hợp đồng mua bán xe máy và hợp đồng mua bán xe ô tô
Mẫu hợp đồng mua bán xe máy
Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô
Thủ tục mua bán xe máy, ô tô cũ
Thủ tục mua bán xe máy, ô tô bao gồm:
Bên bán:
Giấy đăng ký xe (bản chính), đăng kiểm (với ô tô), bảo hiểm
Chứng minh thư và sổ hộ khẩu (bản chính)
Bên mua:
Chứng minh thư và sổ hộ khẩu (bản chính).
2 bên ký hợp đồng mua bán xe. Kết thúc quá trình mua bán. Sau khi hoàn thành mua bán, người mua có trách nhiệm nộp phí trước bạ và hoàn thiện việc sang tên chính chủ tại phòng cảnh sát giao thông nơi người mua đăng ký hộ khẩu thường trú.
Khi mua xe cũ có cần sang tên đổi chủ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Khi mua bán hoàn tất các thủ tục ví dụ về hợp đồng mua bán xe máy như là công chứng, chứng thực hợp đồng ký kết thảo thuận các bên. Bạn cần sang tên chính chủ chiếc xe tại phòng cảnh sát giao thông nơi người mua đăng ký hộ khẩu thường trú.
“4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số”.
Trường hợp không tiến hành sáng tên di chuyển xe người mua sẽ bị phạt hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật như sau.
Mức xử phạt khi mua bán xe cũ không tiến hành thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 30: Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a, Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bỏ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b, Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;”
Mức thuế, phí trước bạ khi mua bán xe máy, ô tô cũ
Lệ phí trước bạ có 3 trường hợp sau: Giá tính lệ phí trước bạ; Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ; Số tiền lệ phí trước bạ nộp Ngân sách nhà nước cụ thể là:
Thứ nhất, giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ:
Theo điểm b, d Khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC đối với xe máy đã qua sử dụng thì giá tính lệ phí trước bạ được chia làm hai trường hợp:
Trường hợp 1, xe máy đã qua sử dụng nhập khẩu trực tiếp đăng ký sử dụng lần đầu thì giá tính lệ phí trước bạ căn cứ tại điểm a.3 khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC là: Trị giá tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Trường hợp 2, xe máy đã qua sử dụng không thuộc trường hợp 1 nêu trên được quy thì giá tính lệ phí trước bạ được căn cứ vào thời gian đã sử dụng và giá trị còn lại của tài sản.
Giá trị còn lại của tài sản = giá trị tài sản mới x tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản, trong đó:
Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ được xác định như sau:
- Tài sản mới xác định tỷ lệ chất lượng là 100%.
- Thời gian đã sử dụng trong 1 năm xác định tỷ lệ chất lượng là 90%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 1 đến 3 năm: xác định tỷ lệ chất lượng là 70%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 3 đến 6 năm: xác định tỷ lệ chất lượng là 50%
- Thời gian đã sử dụng từ trên 6 đến 10 năm: xác định tỷ lệ chất lượng là 30%
- Thời gian đã sử dụng xe từ 10 năm trở lên: xác định tỷ lệ chất lượng là 20%
Quy định của pháp luật về cách xác định giá tính lệ phí trước bạ rất rõ ràng, cụ thể. Người dân chỉ cần áp dụng các quy định của pháp luật vào trường hợp cụ thể của mình thì có thể tự mình tính được giá tính lệ phí trước bạ.
Thứ hai, mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ:
Mức thu lệ phí trước bạ được pháp luật quy định tại điểm b Khoản 4 Thông tư 301/2016/TT-BTC có hai mức tỷ lệ thu lệ phí trước bạ là 1% và 5%. Trong đó:
– Áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 1% trong bốn trường hợp sau đây:
- Xe máy đã kê khai nộp lệ phí trước bạ và lần tiếp kê khai nộp lệ phí trước bạ đều tại địa bàn A.
- Xe máy đã kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B.
- Xe máy đã kê khai nộp lệ phí trước bạ và lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ đều tại địa bàn B.
- Xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần đầu tại địa bàn A hoặc địa bàn B, sau đó đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ vẫn tại địa bàn A.
– Áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 5% trong hai trường hợp sau đây:
- Xe máy đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A.
- Xe máy kê khai nộp lệ phí trước bạ lần đầu tại địa bàn B, sau đó đã được kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn B, lần tiếp theo kê khai nộp lệ phí trước bạ tại địa bàn A.
Ghi chú: Địa bàn A là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở; địa bàn B là các địa phương khác.
Thứ ba, số tiền lệ phí trước bạ nộp Ngân sách nhà nước:
Thông tư 301/2016/TT-BTC quy định cách xác định số tiền lệ phí trước bạ nộp ngân sách Nhà nước tại khoản 8 Điều 4 như sau:
Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp (đơn vị đồng) bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ (đơn vị đồng) nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%).
Trong đó:
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ được xác định bằng giá trị tài sản mới nhân với tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản
Theo đó, sau khi tổ chức, cá nhân đăng ký sang tên xe máy cũ xác định được giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ và biết mức thu lệ phí trước bạ thì sẽ tính được số tiền lệ phí trước bạ phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Đa số số tiền lệ phí trước bạ phải nộp cho ngân sách Nhà nước thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá sang nhượng xe máy, số tiền này thường do bên mua phải chịu, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận giảm số tiền sang nhượng xe máy để khấu trừ cho lệ phí trước bạ.
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán xe máy, ô tô
- Thông tin người bán rõ ràng, tên người bán trùng với tên trên giấy tờ xe. Trường hợp giấy tờ không trùng tên thì phải có cam kết, cam đoan, giấy ủy quyền của chủ xe cho người bán có công chứng.
- Thông tin về tài sản là xe phải đầy đủ, tránh trường hợp đó là những tài sản do phạm tội mà có. Ví dụ như: biển số, nhãn hiệu, số khung số máy, màu sơn,…
- Giá mua và phương thức thanh toán phải được thỏa thuận chi tiết tránh rủi ro pháp lý về sau.
- Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể rút giấy tờ gốc của xe để sang tên chính chủ xe ở phòng cảnh sát giao thông nơi chủ phương tiện có hổ khẩu thường trú. bạn tới chi cục thuế quận, huyện để làm thủ tục đóng phí trước bạ, rồi tiến hành việc rút hồ sơ gốc tại cơ quan công an Huyện, quận (đối với xe máy) nơi giữ hồ sơ gốc xe của bạn. Khi rút hồ sơ gốc cần xuất trình tài liệu sau:
Đăng kiểm xe gốc.
Đăng ký xe gốc.
Hợp đồng mua bán hoặc ủy quyền công chứng(người bán ký sẵn).
Giấy bán xe do người đứng tên trên đăng ký gốc ký.
Luật pháp Việt Nam hiện hành quy định rõ về việc sang tên chính chủ xe sau mua bán. Trong 30 ngày sau ký kết người mua phải đến cơ quan có thẩm quyền để sang tên chính chủ. Trường hợp không sang tên sẽ phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP điểm b khoản 1 Điều 30.
Trong thực thế nhiều trường hợp người mua quá 30 ngày vẫn chưa làm thủ tục sang tên chính chủ. Hoặc mượn xe người khác làm phương tiện di chuyển. Khi vi phạm giao thông sẽ bị phạt hành chính về lỗi chưa sang tên chính chủ. Hoặc phải chứng minh được việc mượn tài sản di chuyển.