Làm giấy khai sinh cho con là một trong những việc quan trọng đầu tiên khi một đứa trẻ chào đời. Thủ tục đăng ký khai sinh hiện nay được thực hiện khá nhanh chóng để nhằm giảm thời gian làm thủ tục hành chính cho cha mẹ. Vậy hồ sơ cần khai sinh cho con cần phải chuẩn bị gồm những gì? Quy trình, thủ tục làm giấy khai sinh cho con như thế nào? Cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quyền được khai sinh của con theo quy định
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 giải thích khái niệm về Giấy khai sinh như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”
Tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được khai sinh như sau:
“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Cá nhân chết phải được khai tử.
Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Theo đó, quyền khai sinh là một trong các quyền nhân thân của trẻ em sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên thì được đăng ký khai sinh. Các thông tin cơ bản của cá nhân được thể hiện trên Giấy khai sinh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con
Hồ sơ để thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con gồm có:
- Tờ khai theo mẫu quy định
- Giấy chứng sinh ( giấy chứng sinh của bệnh viện). Nếu không có giấy chứng sinh thì cần phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận. Trong trường hợp không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh của trẻ;
- Trường hợp làm khai sinh cho trẻ em mồ côi, thì cần phải có biên bản xác nhận do chính cơ quan có thẩm quyền lập.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ;
- Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ trẻ (nếu có).
Người thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh xuất trình bản chính của một trong những giấy tờ tùy thân sau:
- Thông tin cá nhân do chính cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng;
- Sổ Hộ khẩu;
- Hộ chiếu, CMND/CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha và mẹ trẻ; hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn).
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh bị mất
- Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn
- Mẫu tờ khai làm hộ chiếu chi tiết
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con
Về thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này. Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Làm giấy khai sinh cho con tại cơ quan nào?
Người có trách nhiệm đó là cha, mẹ; ông bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ
Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
- Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
- Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
- Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).
Câu hỏi thường gặp
Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì phải tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
Thủ tục nhận cha con
Nếu cha mẹ chưa kết hôn, khi thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho còn thì bỏ trống tên cha. Việc khai sinh họ, quê quán, dân tộc, quốc tịch của con được xác định theo họ, quê quán, dân tộc, quốc tịch của mẹ. Phần thông tin về người cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống.
Có thể đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Do hai bên cha, mẹ thỏa thuận
Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không được thỏa thuận, thì xác định theo tập quán. Trong trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận thì con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của cha.
Trường hợp 2: Không xác định được người cha
Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định người cha thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định dựa theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của người mẹ. Thông tin về người cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của người con sẽ để trống.
✅ Chủ đề: | ⭐ Giấy khai sinh |
✅ Nội dung: | ⭐ Thủ tục làm giấy khai sinh cho con |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 14/12/2022 |
✅ Bài viết cập nhật: | ⭐ 14/12/2022 |