Biểu mẫu luật chúng tôi đã từng giới thiệu rất nhiều mẫu biên bản trong mỗi lĩnh vực khác nhau và các bạn cũng đã biết công dụng của nó như thế nào rồi. Vậy thì ngày hôm nay , chúng tôi xin giới thiệu một mẫu biên bản mà rất cần thiết trong lĩnh vực xây dựng. Và giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề xảy ra trong quá trình bàn giao công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng thì mẫu biên bản đó sẽ như thế nào? Thì xin mời mọi người cùng theo dõi bài viết mẫu biên bản bàn giao công trình ngay dưới đây nhé.
Khái niệm về mẫu biên bản bàn giao công trình
Mẫu biên bản bàn giao công trình là mẫu biên bản được biên soạn bằng giấy, ghi chép lại việc bàn giao công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng với nội dung nêu rõ công trình hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, nội dung bàn giao…Nó giúp các bạn giải quyết được những tranh chấp, mâu thuẫn nếu xảy ra.
Mẫu biên bản này được soạn thảo với mục đích ghi lại quá trình bàn giao và xác nhận việc bàn giao của cả hai bên hợp tác nhưng với điều kiện công trình đã hoàn thành và đã nghiệm thu, đủ điều kiện đi vào hoạt động và bên thi công sẽ tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư theo hợp đồng đã kí trước đó. Để họ tiếp tục công việc đã dự định của mình sau khi hoàn thành công trình.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
- Mẫu biên bản bàn giao tài sản
- Mẫu biên bản bàn giao máy móc vật tư thiết bị
- Mẫu biên bản bàn giao tài liệu hồ sơ sổ sách
Tải xuống/Download Mẫu biên bản bàn giao công trình
Quy định bàn giao công trình trong Mẫu biên bản bàn giao công trình
Căn cứ vào Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng trong Luật xây dựng 2014
- Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
- Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
- Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
Quyền và nghĩa vụ của bên bàn giao trong quá trình xây dựng
Căn cứ vào Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
- Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;
h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
i) Bảo hành công trình;
k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận hay chính là chủ đầu tư của công trình đó.
Căn cứ vào Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình
- Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;
b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;
c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;
d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;
h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Trên đó là mẫu biên bản bàn giao công trình mà Biểu mẫu luật gửi đến các bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích các bạn được nhiều điều hơn. Có thắc mắc hay khó khăn gì xin liên hệ với chúng tôi Biểu mẫu luật luôn đồng hành cùng các bạn ở mọi văn bản.
Câu hỏi thường gặp
mẫu biên bản bàn giao công trình là mẫu biên bản được biên soạn bằng giấy, ghi chép lại việc bàn giao công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng với nội dung nêu rõ công trình hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, nội dung bàn giao…Nó giúp các bạn giải quyết được những tranh chấp, mâu thuẫn nếu xảy ra.
Biên bản này có thể làm bằng chứng và được pháp luật công nhận, có thể dùng để chứng minh nếu có tranh chấp hay mâu thuẫn xảy ra sau khi bàn giao công trình cho đối phương.
✅ Mẫu biên bản: | ⭐ Bàn giao công trình |
✅ Định dạng: | ⭐ File Word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1000 |