Khái niệm, công dụng sơ qua của biên bản nghiệm thu công trình thì có lẽ ai cũng đã nghe qua. Nhưng việc làm thế nào để có một biên bản chuẩn, đúng pháp luật thì có lẽ mọi người sẽ không biết nhiều đến như thế. Vậy bài viết này Biểu mẫu luật xin gửi đến các bạn một mẫu biên bản nghiệm thu công trình đúng, chuẩn, đầy đủ và tuân theo luật pháp. Hãy theo dõi để tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Khái niệm về mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình là biên bản được soạn ra nhằm mục đích thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại công trình/dự án xây dựng.
Qúa trình nghiệm thu công trình được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp hay thậm chí của cá nhân dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công. Nhờ đó mà chúng ta sẽ biết được công trình đó có đảm bảo, có đủ điều kiện về chất lượng và kỹ thuật để được cấp phép đưa vào sử dụng hay không.
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình bao gồm một số loại mẫu biên bản như sau
Biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành là biên bản ghi chép lại chi tiết các hạng mục công trình và biên bản đánh giá, đồng thời là biên bản bản nghiệm thu các hạng mục đó cuối cùng nhằm xác định xem hạng mục đó đã đủ điều kiện để đưa vào sử dụng hay chưa.
Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình với mục đích xác nhận khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện ra sao bên cạnh đó biên bản này cũng ghi chép lại số lượng công việc đã hoàn thành so với số lượng đã giao trước đó.
Tải xuống mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Tải Mẫu biên bản nghiệm thu công trình miễn phí ngay tại đây nhé.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
- Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
- Mẫu biên bản nghiệm thu (đầy đủ chi tiết)
- Mẫu biên bản bàn giao xe ô tô
Nội dung của Mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Căn cứ vào khoản 6, 7 điều 23 trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
Căn cứ vào khoản 3 điều 23 trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì
- Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
Qúa trình nghiệm thu công trình xây dựng
Căn cứ vào Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng trong Luật xây dựng 2014
- Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
- Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Kết luận
Trên đó là một mẫu biên bản nghiệm thu với những gì quan trọng cần có mà chúng tôi đã gửi đến các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người. Nếu có thắc mắc hay khó khăn gì xin liên hệ Biểu mẫu luật, chúng tôi sẽ luôn đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Câu hỏi thường gặp
Biên bản này rất cần thiết. Vì có nó thì mới có cơ sở để biết được rằng công trình đó có đủ điều kiện, chất lượng và kĩ thuật để đưa vào sử dụng hay không.
Hợp đồng xây dựng đã kí trước đó
Hồ sơ thiết kế, thi công, lắp đặt các thiết bị cần thiết
Bản vẽ hoàn công công trình
Kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị
Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng (căn cứ theo Hợp đồng đã kí hoặc theo pháp luật )
Giấy tờ ghi chép quá trình thi công
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng…
✅ Mẫu biên bản: | ⭐ Nghiệm thu công trình |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1000 |