Nghe hai từ công nợ thì có vẻ quen thuộc nhưng ý nghĩa sâu xa thì chắc chưa ai hiểu rõ về hai từ này. Vì thế để tránh nhầm lẫn giữa các từ và ý nghĩa của chúng thì Biêu mẫu luật xin gửi đến các bạn mẫu biên bản xác nhận công nợ. Giải đáp những thắc mắc về một mẫu biên bản nợ lần mà rất nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về mẫu biên bản này nhé.
Tìm hiểu về mẫu biên bản xác nhận công nợ
Công nợ là số tiền còn lại nợ sang lần sau để trả trong trường hợp doanh nghiệp có những phát sinh về nghiệp vụ như mua, bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ,… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong một kỳ với một cá nhân/tổ chức khác mà chưa trả hết trong lần này. Ngoài những công nợ chính ở công ty đó thì vẫn còn một số khoản công nợ phải thu khác như: các khoản thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường hay trừ lương nhân viên do làm mất mát hư hỏng hàng hóa… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên (tiền lương, trợ cấp), phải trả phải nộp cho nhà nước,…
Hay hiểu đơn giản theo nghĩa trong cuộc sống, đó chính là những khoản vay, mượn mà các bên chưa thanh toán cho nhau.
Công nợ được chia làm hai loại:
Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền,…
Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
- Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
- Mẫu biên bản nghiệm thu công trình
- Mẫu biên bản bàn giao công việc, tài sản, hàng hóa
Nghĩa vụ của bên vay hay nợ trong mẫu biên bản xác nhận công nợ
Căn cứ vào Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong bộ luật dân sự 2015
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tải xuống mẫu biên bản xác nhận công nợ
Mẫu biên bản xác nhận công nợ là mẫu biên bản nhằm ghi nhận và xác nhận lại các công nợ. Có thể được hiểu là văn bản ghi nhận lại những khoản tiền chưa thanh toán phát sinh từ hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với các đối tác của mình.
Nội dung của Mẫu biên bản xác nhận công nợ
Biên bản này sẽ có những nội dung cơ bản khác:
Ở phần mở đầu cần ghi rõ ràng một số chi tiết sau:
Quốc hiệu, tiêu ngữ:
Tên văn bản: BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
Căn cứ lập biên bản xác nhận công nợ (biên bản giao nhận hàng hóa; thỏa thuận giữa các bên;…)
Với phần nội dung
Địa điểm, ngày, tháng, năm lập biên bản
Thông tin các bên có nợ, cho nợ bao gồm tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp (nếu là cá nhân), số giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND, CCCS, Hộ chiếu),…
Xác nhận số nợ, đi kèm giấy tờ, chứng từ,….
Các nội dung, thỏa thuận khác trong trường hợp cụ thể
Cuối cùng là Phần kết thúc:
Xác nhận số biên bản, giá trị biên bản được lập
Các bên ký và ghi rõ họ tên các dối tượng trong biên bản
Một số lưu ý khi viết biên bản xác nhận công nợ này
– Biên bản xác nhận công nợ không phải là một phần trong giấy vay nợ hay phụ lục của Hợp đồng kinh tế nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương. Đây là một căn cứ quan trọng để các bên thống nhất với nhau về khoản tiền nợ, thời gian trả nợ, lãi suất chậm trả và các vấn đề khác;
Biên bản này không phải là một loại giấy tờ ghi nhận công nợ thông thường mà nó được pháp luật khẳng định là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý. Được dùng làm để làm căn cứ quan trọng để các bên thống nhất, các giải quyết và những tranh chấp, mẫu thuẫn phát sinh sau này,…
Biên bản liên quan đến tiền và các nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân vì thế các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ, hay thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân phải được điền đầy đủ, chi tiết.
Hai bên nên thỏa thuận, phương pháp cả về vấn đề thời hạn thanh toán thay vì chỉ xác nhận số tiền còn nợ, lãi chậm trả, giải quyết khi chậm trả…
Người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu đầy đủ lên biên bản để đảm bảo giá trị pháp lý của Biên bản xác nhận công nợ.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Đồng nghĩa với việc cả 3 bên đều ý với trường hợp chuyển giao này.
Sau khi đối chiếu và cần xác nhận lại các công nợ thì người soạn thảo có thể dùng văn bản này để làm minh chứng tránh những tổn thất, mâu thuẫn, trốn tránh về sau.
✅ Mẫu biên bản: | ⭐ Xác nhận công nợ |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1200 |