Trong nhiều trường hợp khi mà giám đốc không thể tự thực hiện việc ký xác nhận những giấy tờ, văn bản, hóa đơn cho công ty. Khi đó giám đốc sẽ ủy quyền việc ký kết đó cho nhân viên dưới cấp để thực hiện thay mình. Để tiến hành việc ký thay giám đốc thì nhân viên cấp dưới cần có giấy ủy quyền để có thẩm quyền ký. Vậy mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm
Giấy ủy quyền là văn bản xác thực sự việc trao quyền hạn, đại diện của bên ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự, đưa ra những quyết định nằm trong phạm vi ủy quyền. Những bên tham gia chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin ghi trong giấy ủy quyền.
Theo đó giấy ủy quyền ký thay giám đốc là giấy ủy quyền cá nhân với cá nhân mà bên ủy quyền là giám đốc (người điều hành cao nhất của công ty) ủy quyền cho cấp dưới để thực hiện ký những giấy tờ, văn bản, hóa đơn liên quan đến công ty.
Mời bạn xem thêm mẫu giấy ủy quyền:
- Mẫu giấy ủy quyền cho trẻ em đi máy bay
- Mẫu giấy ủy quyền cho cá nhân, doanh nghiệp
- Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng Agribank
Phạm vi ủy quyền
Theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2015:
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Theo khoản 2 của điều trên, ta có thể hiểu về phạm vi ủy quyền như sau:
– Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị giới hạn bởi nội dung được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện theo quỷ quyền còn phục thuộc vào từng loại ủy quyền như: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Thời hạn đại diện ủy quyền
Thời hạn của giấy ủy quyền là thời gian mà giấy ủy quyền không còn có hiệu lực. Người được ủy quyền không có quyền hạn như ghi trong giấy ủy quyền nữa. Thời hạn đại diện được quy định trong điều 140 của Bộ luật dân sự như sau:
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Nội dung
Một văn bản giấy ủy quyền cần có những thông tin chính sau:
+ Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền
+ Thời hạn ủy quyền được quy định cụ thể
+ Nội dung ủy quyền: những công việc được ủy quyền mà người được ủy quyền có thể ký thay người ủy quyền – Giám đốc.
Họ và tên, địa chỉ, chức vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Các loại văn bản được ủy quyền ký thay;
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Thời hạn ủy quyền;
Trường hợp chấm dứt ủy quyền;
Trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu do việc ký thay gây ra;
Cách thức giải quyết tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
Chữ ký xác nhận của các bên.
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————– o0o —————–
……………..,ngày …… tháng …… năm 20…….
GIẤY ỦY QUYỀN
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014;
- Căn cứ Điều lệ hiện hành của Công ty…………………………………….
Chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:…………………………
Địa chỉ:…………………..
Số CMND: …………………..cấp ngày: …………………..nơi cấp:…………………..
Quốc tịch:…………………..
Chức vụ: …………………..Giám đốc Công ty ……………………………………………
Sau đây gọi tắt là bên A.
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên:…………………..
Địa chỉ:…………………..
Số CMND: …………………..cấp ngày:………………….. nơi cấp:…………………..
Quốc tịch:…………………..
Chức vụ: ……………………………………………………………………….
Sau đây gọi tắt là bên B.
1. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Điều 1. Phạm vi ủy quyền
Bên A ủy quyền cho bên B đại diện Công ty………………………………ký những loại văn bản sau đây: ……….
Điều 2. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền là…………………………kể từ ngày
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của bên A
Bên A có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
……….
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B
Bên B có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
……….
Điều 5. Chấm dứt ủy quyền
Việc ủy quyền sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau đây: ……….
Điều…
……….
2. CAM KẾT
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về mẫu giấy ủy quyền ký giấy thay giám đốc. Một số khái niệm đã đươc nêu rõ trong bài viết đó là giấy ủy quyền, giấy ủy quyền ký thay giám đốc, phạm vi ủy quyền, và thời hạn đại diện ủy quyền. Nếu có thắc mắc gì hay để lại câu hỏi tại phần bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Người được ủy quyền sẽ đại diện cho người ủy quyền thực hiện các giao dịch – ký thay các loại hóa đơn, chứng từ, văn bản liên quan được quy định trong giấy ủy quyền. Vì thế nên người được ủy quyền sẽ thường là những người có quyền hạn quản lý một phòng ban/ đội nhóm cụ thể dưới trướng mình. Có thể là Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán trưởng…Trường hợp cần đến giấy ủy quyền ký thay giám đốc khi:
+ Giám đốc đi công tác hay nghỉ điều trị bệnh hoặc bất kỳ lý do nào khác và không thể trực tiếp ký duyệt
+ Giám đốc muốn chỉ định người ký thay cho những giấy tờ, vấn đề phù hợp, thay vì mọi thứ đều chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ, điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc, trong khi vẫn đảm bảo có giám sát và hỗ trợ kịp thời khi cần…
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | ⭐Ký thay giám đốc |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1200 |