Ngày càng nhiều các giao dịch được thực hiện trong xã hội hiện nay, từ lĩnh vực dân sự đến hình sự, hôn nhân gia đình,… Trên thực tế có nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức không thể tự mình thực hiện giao dịch nên muốn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thay. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được phép ủy quyền cho người khác thực hiên thay cho mình. Vậy cụ thể, pháp luật quy định những trường hợp không được ủy quyền gồm những trường hợp nào? Quy định pháp luật về ủy quyền hiện nay ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Biểu mẫu Luật giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Quy định pháp luật về ủy quyền hiện nay như thế nào?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Hình thức ủy quyền
Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
Thời hạn ủy quyền
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
- Nếu không có thỏa thuận và pháp
Những trường hợp không được ủy quyền
Trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình
- Đăng ký kết hôn: Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt.
- Ly hôn: Đối với yêu cầu xin ly hôn đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con: Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt
- Công chứng di chúc của mình: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc
- Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc: Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.
- Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền: Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).
Trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực hình sự
- Nhận tội thay mình: Theo tinh thần của Bộ luật hình sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.
- Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 BLTTHS 2015).
- Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 BLTTHS 2015).
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 BLTTHS 2015).
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 BLTTHS 2015).
Trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực hành chính
- UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền
- Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba
- Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp
- Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
- Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân
- Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Những trường hợp không được ủy quyền“. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của bên được ủy quyền trong hợp được ủy quyền bao gồm:
– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người đại diện theo ủy quyền theo quy định Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
✅ Chủ đề: | ⭐ Ủy Quyền |
✅ Nội dung: | ⭐ Những trường hợp không được ủy quyền |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 05/05/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 05/05/2023 |