Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai rất hữu ích trong nhiều vụ việc đất đai mà các bên không thể tự giải quyết được mà phải ủy quyền cho người khác giải quyết thay. Có sự hiểu biết về pháp luật về những mẫu đơn đặc biệt là mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất thì không bao giờ là thừa. Vì vậy, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai và tất cả các thông tin liên quan. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Có được ủy quyền cho người khác giải quyết tranh chấp đất đai không?
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phức tạp. Tài sản được đề cập ở đây là quyền sử dụng đất – một loại tài sản đặc biệt. Người ta thường nói “tấc đất tấc vàng”, nghĩa là đất đai quý như vàng. Nhưng có lẽ trong xã hội ngày nay, nơi nhu cầu về nhà ở và sử dụng đất chỉ tăng lên, thì hai tấc vàng không thể đổi lấy một tấc đất. Tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân.
hiện nay có thể ủy quyền cho người khác giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mà pháp luật nước ta chỉ ghi nhận về ủy quyền một cách tổng quan ở trong Bộ luật dân sự 2015. Theo đó có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác để thay mặt mình thực hiện giao dịch dân sự tại Điều 138.
Trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng có ghi nhận về phạm vi đại diện của người được ủy quyền, được lập theo nội dung của văn bản ủy quyền.
⭐⭐⭐⭐⭐Đọc thêm về vấn đề Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai được sử dụng để ủy quyền cho người có đầy đủ năng lực pháp luật như luật sư, chuyên viên pháp lý để hỗ trợ cá nhân giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các chủ thể này vì nhiều lý do không thể trực tiếp giải quyết được.
Hướng dẫn viết giấy ủy quyền
Hướng dẫn điền theo mẫu:
- Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền: Điền chính xác các thông tin cần cung cấp theo giấy tờ tùy thân như CCCD, CMT, Hộ chiếu. Nếu ghi không chính xác các thông tin này thì sẽ phải mất thêm thời gian sửa đổi, bổ sung. Nếu ghi sai, ghi thiếu thì cơ quan tiếp nhận còn có thể không chấp nhận tư cách tham gia giải quyết tranh chấp của người được ủy quyền.
- Căn cứ ủy quyền: Trình bày rõ về lý do chủ thể không tự mình giải quyết được, trình này tình trạng thửa đất đang phát sinh tranh chấp và các thông tin khác liên quan. Đây là thông tin quan trọng để xác định đối tượng tranh chấp của các bên.
- Phạm vi ủy quyền: Xác định chính xác những gì bên được ủy quyền phải làm và phạm vi công việc. Bên được ủy quyền có thể chỉ cần thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của công việc. Bên được ủy quyền không được vượt quá phạm vi và công việc được ủy quyền.
- Thời hạn ủy quyền: Thời hạn sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Việc ủy quyền có thể sẽ chấm dứt khi công việc được thực hiện xong hoặc đến khi Giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định pháp luật.
❎❎❎ Tìm hiểu về luật Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai
Trường hợp chấm dứt đại diện ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Trên đây là Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai 2023 của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định
- Hướng dẫn thủ tục làm giấy ủy quyền cá nhân
- Quy định bồi thường hợp đồng thuê nhà như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải lập thành văn bản. Khi các bên tham gia vào quá trình hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã. Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đều không bắt buộc cá nhân phải tự mình tham gia thủ tục hòa giải này. Do vậy, các bên có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào buổi hòa giải tại UBND xã. Thực tế, trong quá trình hòa giải tại UBND xã, phía cơ quan nhà nước đều yêu cầu người nhận ủy quyền phải xuất trình văn bản có ghi nhận nội dung ủy quyền.
Luật công chứng 2014 không quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của giấy ủy quyền. Tránh trường hợp giả mạo việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thường yêu cầu các bên khi thực hiện thủ tục ủy quyền thì phải có xác nhận của phòng công chứng; Văn phòng công chứng; Hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không nhất thiết phải tiền hành tại nơi có đất đang tranh chấp. Tùy vào từng trường hợp, việc công chứng này có thể thực hiện tại nơi thuận tiện với điều kiện của các bên. Có thể là nơi ở của người nhận ủy quyền; Nơi ở của người ủy quyền; Hoặc nơi có đất đai đang xảy ra tranh chấp.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | 📝 Giải quyết tranh chấp đất đai |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2700 |