Hiện nay, nếu không thể tự mình thực hiện một giao dịch nào đó thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp không được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến. Người mua có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện giao dịch. Vậy nếu chồng ủy quyền cho vợ thì mẫu giấy ủy quyền cho vợ mua đất sẽ có nội dung như thế nào? Cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu qua bài viết sau đây để tìm hiểu về mẫu ủy quyền này nhé.
Quy định về ủy quyền
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Thể nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho thể nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện hành vi dân sự.
2. Thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử thể nhân hoặc pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không hợp pháp.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể được ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định phải có hành vi dân sự do người từ mười tám tuổi trở lên lập.
Theo đó, Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện; và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền); hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Ủy quyền cho vợ mua đất là việc ủy quyền theo pháp luật để người vợ nhân danh người chồng đi mua đất. Người vợ có thể đi thực hiện một hoặc một số quyền nghĩa vụ.
❎❎❎ĐỌC THÊM VỀ Mẫu hợp đồng thỏa thuận mua bán đất
Mẫu giấy ủy quyền cho vợ mua đất
Hiện nay, pháp luật chưa có mẫu giấy ủy quyền riêng cho việc chồng thực hiện ủy quyền cho vợ mua đất, tuy nhiên có thể căn cứ theo nội dung luật dân sự quy định về ủy quyền theo đại diện được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 và tham khảo thêm Điều 562, Điều 563, Điều 564, Điều 566, Điều 567, Điều 568 và Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền để đề xuất mẫu giấy ủy quyền mua bán đất của vợ chồng có nội dung như sau:
Nội dung và cách viết giấy ủy quyền mua đất: Giấy cần có một số nội dung sau:
– Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: bao gồm họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… .
– Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện
– Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin về mảng đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
– Thời gian ủy quyền: Cần phải ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
– Phạm vi ủy quyền: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất
– Quyền và nghĩa vụ của hai bên
– Có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
✅✅✅NÊN XEM THÊM THÔNG TIN VỀ Hướng dẫn thủ tục mua bán đất có sổ đỏ
Đất chồng uỷ quyền vợ đi mua ai đứng tên?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 Luật Đất đai quy định:
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy đất do người chồng uỷ quyền cho vợ đi mua có thể là tài sản chung của hai vợ chồng. Do đó có thể cả hai vợ chồng cùng đứng tên đồng sở hữu hoặc nếu có sự thỏa thuận khác thì có thể đứng tên một trong hai vợ chồng.
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thì cần những gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014 và Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, hồ sơ công chứng giấy ủy quyền bao gồm:
– Giấy ủy quyền được soạn sẵn (hoặc có thể yêu cầu công chứng viên tại văn phòng công chứng soạn thảo.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người ủy quyền hoặc bản sao các giấy tờ thay thế, được pháp luật quy định đối với quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người ủy quyền, mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó.
Ngoài ra nếu vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì hồ sơ yêu cầu công chứng còn phải có bản sao Hộ khẩu thường trú của gia đình và bản sao giấy đăng ký kết hôn. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Các bản sao giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
– Khi nộp hồ sơ ,người yêu cầu công chứng, chứng thực xuất trình bản chính của các giấy tờ đã nêu ở trên để người thực hiện công chứng, chứng thực đối chiếu.
– Theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 Luật Công chứng 2014, khoản 2 và khoản 6 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, người ủy quyền có thể nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng ủy quyền tại UBND cấp xã nơi có tài sản đất hoặc nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng nào thuận tiện nhất để công chứng hợp đồng ủy quyền.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay
- Ly hôn bao lâu thì có giấy quyết định
- Cách làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng/trường hợp, công chứng giấy ủy quyền là 20.000 đồng/trường hợp.
Lưu ý: Mức thu phí công chứng quy định trên đây được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc thời hạn của hợp đồng ủy quyền, trước hết thời hạn hợp đồng ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận.
Thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | 📝 Cho vợ mua đất |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2800 |