Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ phép không lương. Pháp luật lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa. Số ngày nghỉ không lương phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi muốn xin nghỉ phép không lương thì cần viết đơn nộp cho người sử dụng lao động. Vậy mẫu đơn xin nghỉ không lương như thế nào? hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu nhé.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương
Hiện nay, việc xin nghỉ phép không lương chưa được quy định bởi các văn bản pháp luật. Thông thường, đơn xin nghỉ phép không lương được mỗi bộ phận hoặc công ty phát hành riêng cho từng công ty. Dưới đây Biểu mẫu luật sẽ cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương được sử dụng phổ biến hiện nay. Mời bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống để sử dụng:
Mời bạn xem thêm: tải mẫu đơn ly hôn thuận tình được chúng tôi cập nhật mới theo quy định mới hiện nay.
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không hưởng lương:
Trong đơn xin nghỉ phép không lương, bạn phải cung cấp thông tin chi tiết về lý do nghỉ phép, thời gian nghỉ phép dự kiến và xác nhận rằng bạn không muốn nhận lương trong thời gian này. Bạn cũng có thể đề xuất các biện pháp thay thế, ví dụ: Bạn có thể sắp xếp được công việc của bạn hoặc nhờ đồng nghiệp đảm nhận công việc khi bạn đi vắng.
(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/…. nơi người lao động đang làm việc.
(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.
(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình…).
(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.
(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.
(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.
Không cho người lao động nghỉ việc riêng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người lao động không có quan hệ lao động, khuyến khích việc ký kết các thỏa thuận để bảo đảm cho người lao động được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, đối với hành vi không cho người lao động nghỉ việc riêng theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân do đó mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân.
Chúng tôi đã gửi tới khách hàng thông tin về ấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ không lương″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy xác nhận đảng viên tại nơi cư trú
- Mẫu giấy xác nhận lương cho người lao động
- Mẫu đơn tố cáo Đảng viên ngoại tình
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được giải quyết nghỉ không hưởng lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
…
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
…
Theo đó, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.
✅ Mẫu đơn: | 📝 xin nghỉ không lương |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +500 |