Thủ quỹ là chức vụ không thể thiếu trong mỗi tổ chức. Thủ quỹ có vai trò quản lý quỹ tài sản của công ty. Trong nhiều trường hợp như thay đổi chức vụ, thay đổi nơi công tác hoặc nghỉ việc, … người thủ quỹ có trách nhiệm bàn giao chức vụ thủ quỹ và quỹ tài sản của công ty cho người tiếp nhận. Việc bàn giao được thể hiện thông qua biên bản bàn giao thủ quỹ. Tuy nhiên trên thực tế, bàn giao thủ quỹ là vấn đề khá nhạy cảm vì liên quan đến nguồn tài chính của tổ chức. Do đó, rất nhiều người khi lập biên bản bàn giao thủ quỹ vẫn còn nhiều lúng túng vì chưa biết phải trình bày những nội dung gì? Trình bày như thế nào cho hợp lý? …. Và, nhiều những vấn đề khác xoay quanh. Vậy, để giải đáp những vướng mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết “Mẫu biên bản bàn giao thủ quỹ” dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Thủ quỹ là gì?
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của một tổ chức, công ty hoặc tổ chức tài chính. Vai trò chính của thủ quỹ là thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Vai trò của thủ quỹ rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính và quản lý rủi ro cho tổ chức. Có thể kể đến như sau:
– Quản lý tiền mặt: Thủ quỹ đảm nhận việc quản lý số tiền mặt, bao gồm thu, chi, và hạch toán tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt.
– Quản lý tài sản: Thủ quỹ giám sát và theo dõi các tài sản của tổ chức, bao gồm tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, tài sản cố định và các khoản đầu tư khác.
– Dự báo và lập kế hoạch tài chính: Thủ quỹ thường tham gia vào việc dự báo và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn để đảm bảo sự ổn định tài chính cho tổ chức.
– Quản lý rủi ro tài chính: Thủ quỹ phải xác định, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính trong tổ chức, bao gồm rủi ro liên quan đến thay đổi tỷ giá, lãi suất và thị trường tài chính.
– Báo cáo tài chính: Thủ quỹ thường có trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp báo cáo tài chính cho ban lãnh đạo và các bên liên quan, nhằm giúp họ hiểu rõ về tình hình tài chính của tổ chức.
Mẫu biên bản bàn giao thủ quỹ
Bàn giao thủ quỹ là quá trình chuyển giao quản lý và trách nhiệm về quỹ, thông tin và tài sản liên quan từ một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân sang một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân khác. Thường được thực hiện khi có sự thay đổi về quản lý, sở hữu hoặc điều hành của một quỹ.
Khi bàn giao thủ quỹ, bạn có thể tham khảo Mẫu biên bản bàn giao thủ quỹ dưới đây của Biểu mẫu luật:
Cách viết biên bản bàn giao thủ quỹ
Biên bản bàn giao thủ quỹ là một tài liệu chính thức được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính để ghi lại quá trình chuyển giao trách nhiệm quản lý và kiểm soát tiền mặt, giấy tờ tài chính và các tài sản tài chính khác từ một cá nhân hoặc bộ phận đến người hoặc bộ phận khác. Biên bản bàn giao thủ quỹ cần có đủ những nội dung như sau:
Thứ nhất, phần đầu biên bản
- Ghi đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Ghi tên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
- Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm lập biên bản
- Ghi rõ tên biên bản: “BIÊN BẢN BÀN GIAO THỦ QUỸ”
Thứ hai, phần nội dung chính
Ghi cụ thể thông tin của những thành phần tham gia buổi bàn giao thủ quỹ:
- Họ và tên;
- Chức vụ
Ghi rõ nội dung bàn giao thủ quỹ
- Người ban giao
- Người nhận bàn giao
- Nội dung bàn giao: quỹ tiền mặt, quỹ tài sản khác, công việc bàn giao, …
Thứ ba, phần kết biên bản
- Lời cam kết, xác nhận của các bên;
- Người tham gia bàn giao ký tên.
Khi nào cần sử dụng biên bản bàn giao thủ quỹ
Biên bản bàn giao thủ quỹ thường được sử dụng trong các tình huống chuyển giao quỹ tiền mặt hoặc các tài sản tài chính khác giữa các bên. Ví dụ, khi có sự thay đổi người phụ trách thủ quỹ trong một tổ chức, biên bản bàn giao thủ quỹ sẽ được lập để ghi lại số tiền, các tài sản cụ thể và trạng thái của quỹ trước và sau khi bàn giao. Biên bản này thường được tạo ra để cung cấp bằng chứng về quá trình chuyển giao quỹ và để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý tài chính.
Mời bạn xem thêm:
Như vậy, Biểu mẫu luật dã gửi tới các bạn Mẫu biên bản bàn giao thủ quỹ và những vấn đề pháp lý liên quan. Bạn đọc có thể tham khảo bài biết trên đây để giải đáp thắc mắc của mình.
Câu hỏi thường gặp
Trên thực tế, việc lập biên bản bàn giao thủ quỹ là một quy trình quan trọng trong việc bàn giao lại chức vụ thủ quỹ. Biên bản này giúp tăng tính minh bạch và đảm bảo rằng việc bàn giao tiền quỹ diễn ra một cách đúng đắn và không gây tranh cãi sau này. Do đó, khi bàn giao thủ quỹ, bạn nên lập biên bản bàn giao thủ quỹ để tránh tranh chấp xảy ra mà ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Bàn giao tiền mặt là vấn đề quan trọng, nhạy cảm và dễ phát sinh tranh chấp. Do đó trong quá trình lập biên bản bàn giao, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
– Khi lập biên bản giao nhận tiền mặt cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin của bên nhận, bên giao để lấy căn cứ đối chiếu khi phát sinh tranh chấp.
– Ghi rõ đầy đủ số tiền bằng số và bằng chữ theo đúng số tiền hau bên giao nhận với nhau. Nội dung này không được phép tẩy xóa hoặc gạch số ở phần ghi số tiền để đảm bảo thể hiện đúng số tiền giao nhận.
– Mẫu biên bản cần có đầy đủ chữ ký của hai bên, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp cần lưu ý không sử dụng các từ nghĩa, tránh gây hiểu lầm khi lập biên bản. Đặc biệt không nên dùng từ địa phương gây khó hiểu và giảm tính chuyên nghiệp của mẫu biên bản.
Mẫu biên bản: | Bàn giao thủ quỹ |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +2000 |