Trên thực tế, đối với nhiều gia đình, trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình hoặc chuyển nhượng đất là tài sản chung của gia đình thì các thành viên đều sẽ tổ chức họp gia đình để thống nhất ý kiến và lập biên bản đồng thuận. Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất không chỉ đơn giản là một văn bản pháp lý quan trọng, mà còn là sự tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình. Việc chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận trong việc lập biên bản này là yếu tố quyết định giúp gia đình tránh rủi ro phát sinh sau này và bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên.
Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất và những vấn đề pháp lý liên quan. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất là gì?
Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất là một văn bản chứng từ được lập ra để ghi chép các ý kiến, quyết định của các thành viên trong gia đình liên quan đến việc chuyển nhượng đất cho một chủ thể nào đó, thường là thành viên trong gia đình.
Trong biên bản này sẽ ghi rõ thông tin về giao dịch chuyển nhượng đất bao gồm thông tin về người chuyển nhượng, người nhận nhượng, thông tin về tài sản đất được chuyển nhượng và các điều khoản liên quan đến giao dịch. Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất thường được sử dụng để xác nhận việc chuyển nhượng đất, hạn chế tranh chấp, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất có giá trị pháp luật không?
Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất có nội dung là ghi nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người này sang cho người khác. Có thể thấy, biên bản này chính là một trong những hình thức thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Vì vậy, biên bản này có giá trị pháp luật cũng như giao dịch về chuyển nhượng đất có hiệu lực pháp luật, ngoài việc tuân thủ các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực như: người tham gia giao dịch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự nguyện; giao dịch không trái đạo đức xã hội, …. thì cần phải tuân thủ điều kiện về hình thức.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì: “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Như vậy, biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất cần phải được công chứng/ chứng thực theo quy định pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi yêu cầu công chứng/ chứng thực, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực thường yêu cầu gia đình cung cấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hoặc được hỗ trợ lập tại Văn phòng công chứng/ UBND cấp xã) để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch đối với giao dịch chuyển nhượng và tránh những rắc rối trong quá trình đăng ký đất đai.
Mẫu biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất
Biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất thường được lập khi cha mẹ muốn chuyển nhượng đất cho con cái. Việc họp gia đình trong trường hợp này giúp hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, gây mất đoàn kết. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người khi viết biên bản này thường không tập trung về nội dung chính là chuyển nhượng đất mà lại viết khá rườm rà về tình cảm gia đình, …. Chính điều này dẫn đến những khó khăn trong quá trình công chứng/chứng thực và đăng ký đất đai.
Dưới đây là Mẫu biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi viết biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất
Việc viết biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất là một quá trình quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng trong quá trình chuyển nhượng tài sản. Dưới đây là những lưu ý cần được quan tâm khi viết biên bản này:
– Xác định rõ mục đích của cuộc họp: Trước khi bắt đầu viết biên bản, cần phải xác định rõ mục đích và nội dung chính của cuộc họp. Đảm bảo rằng tất cả các thành viên gia đình đều hiểu rõ về quy trình chuyển nhượng và cam kết đồng ý với quyết định.
– Mô tả chi tiết về tài sản được chuyển nhượng: Trong biên bản, cần nêu rõ thông tin về tài sản bao gồm địa chỉ, diện tích, hình thức sở hữu và các thông tin liên quan. Việc này giúp tránh những tranh chấp sau này về tài sản.
– Ghi chép đầy đủ thông tin cá nhân của các bên: Cần ghi chép đầy đủ thông tin cá nhân của các thành viên gia đình tham gia cuộc họp, bao gồm họ tên, số CMND và địa chỉ liên hệ. Điều này giúp xác định rõ người tham gia và trách nhiệm của mỗi bên.
– Đính kèm chữ ký của tất cả các bên: Sau khi hoàn thành biên bản, cần yêu cầu tất cả các thành viên gia đình ký tên để xác nhận sự đồng ý và cam kết của mọi người.
– Luôn tuân thủ quy định pháp luật: Cuối cùng, khi viết biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất, cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của quá trình chuyển nhượng.
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu giấy ủy quyền chuyển nhượng đất PDF.DOCx
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay
- Cách làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự thì: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, khi cha mẹ tặng đất cho con thì hoàn toàn có thể kèm theo điều kiện như: con phải phụng dưỡng cha mẹ, phải để làm nơi thờ cúng, ….
Nếu sau khi con đã nhận đất và hoàn thiện thủ tục đăng ký đất đai mà không thực hiện nghĩa vụ mà cha mẹ đã đặt ra thì cha mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu con trả lại đất và bồi thường thiệt hại.
Như phần nội dung bài viết đã phân tích, biên bản họp gia đình chuyển nhượng đất là một hình thức thể hiện của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, biên bản này chỉ cần có đầy đủ chữ ký của người sử dụng đất (người đứng tên trên Giấy chứng nhận, nếu là tài sản của vợ chồng thì phải có chữ ký của hai vợ chồng kể cả trên Giấy chứng nhận chỉ có tên 1 người) mà không bắt buộc phải có chữ ký của toàn bộ thành viên trong gia đình trong mọi trường hợp.