Theo quy định pháp luật, hành vi vi phạm bắt buộc phải chịu chế tài pháp luật. Trong đó, xử phạt hành chính là một trong những biện pháp chế tài cơ bản. Phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính là bước đầu trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý hành vi vi phạm. Vậy, biên bản xử lý vi phạm hành chính là gì? Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính như thế nào? … Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết “Mẫu biên bản xử lý vi phạm hành chính” dưới đây của Biểu mẫu luật.
Biên bản xử lý vi phạm hành chính là gì?
Biên bản xử lý vi phạm hành chính hay còn được gọi là biên bản vi phạm hành chính. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật chính thức nào định nghĩa khái niệm Biên bản xử lý vi phạm hành chính. Để tìm hiểu khái niệm biên bản xử lý vi phạm hành chính, trước tiên, cần làm rõ khái niệm vi phạm hành chính.
Tại Khoản 1 Điều 2 VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 định nghĩa khái niệm vi phạm hành chính như sau:
“1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, có thể hiểu Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về mặt thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng.
Biên bản xử lý vi phạm hành chính là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh hành vi vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật.
Nội dung của biên bản xử lý vi phạm hành chính
Biên bản xử lý vi phạm hành chính là văn bản do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền lập sau khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, như trên đã phân tích, biên bản này chính là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý vi phạm. Do đó, biên bản này cần phải thể hiện đầy đủ nội dung về hành vi vi phạm và chủ thể thực hiện để tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022, Biên bản xử lý vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
“a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.”
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung nêu trên thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Mẫu biên bản xử lý vi phạm hành chính hành chính
Hiện nay, biên bản xử lý vi phạm hành chính được sử dụng theo mẫu thống nhất do Chính phủ ban hành (Mẫu MBB0) và được quy định cụ thể tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Dưới đây là Mẫu biên bản xử lý vi phạm hành chính, bạn đọc có thể tham khảo:
Một số vấn đề liên quan về việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Để đảm bảo việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện một cách công bằng, bình đẳng, tránh bỏ sót, việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Tại Khoản 1 Điều 58 VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 quy định: “1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.”
Như vậy, thẩm quyền lập biên bản thuộc về người có thẩm quyền đang thi hành công vụ đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mình quản lý.
Cụ thể hơn tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định rõ người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức.
– Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
– Người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
– Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thứ hai, thời điểm lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Thứ ba, giao/ gửi biên bản xử lý vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu biên bản về vi phạm hành chính trong y tế
- Mẫu biên bản vi phạm hành chính
- Mẫu đơn kháng cáo hành chính
- Tải xuống mẫu đơn trình báo công an xã file word 2023
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu biên bản xử lý vi phạm hành chính Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Tại Khoản 4 Điều 58 VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022 quy định như sau:
“4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Như vậy, biên bản xử lý vi phạm hành chính không bắt buộc phải có chữ ký của người, tổ chức vi phạm nếu họ cố tình không ký vào biên bản.
Theo quy định tại Điều 56 VBHN Luật Xử lý vi phạm hành chính 2022, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Mẫu biên bản: | Xử lý vi phạm hành chính |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1942 |