Nói về trách nhiệm và nghĩa vụ của các thanh niên thì không thể không nhắc đến trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi nam thanh niên đã đủ tuổi và được gọi đi. Tuy vấn đề là như thế nhưng vẫn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Để biết và hiểu rõ hơn về vấn đề đó thì xin mời các đọc giả hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về nghĩa vụ quân sự
Mỗi một năm nước ta đều tổ chức đợt tuyển chọn công dân các thanh niên đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Việc tham gia nghĩa vụ là không chỉ thể hiện trách nghiệm thiêng liêng, cao cả của mỗi cá nhân mà đó còn là quyền giúp mỗi công dân thể hiện lòng yêu nước của mình với Tổ quốc. Thời gian hai năm không dài cũng không quá ngắn, có lẽ nó sẽ có ý nghĩa rất lớn với nhiều người như thể hiện lòng biết ơn với tổ quốc, với cha ông những người có công với đất nước nhưng nó cũng có sự chán nản, nhớ nhung những người thân yêu của mình. Có nhiều người nghĩ đó là sự ràng buộc, sự ép buộc nhưng họ không nghĩ tới việc vào đó sẽ được rèn luyện, tập tành, ngăn nắp có khi lại còn trưởng thành hơn. Vậy nghĩa vụ quân sự theo quy định sẽ được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 điều 4 trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau :
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Hay trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 cũng chỉ ra rằng : Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Những quyền lợi của việc đi nghĩa vụ mang đến cho công dân
Ngoài việc đi nghĩa vụ thể hiện lòng yêu nước, tinh thân biết ơn đối với cha ông ta những người có công với đất nước thì nó còn mang đến các quyền lợi cho công dân như sau :
Chế độ bảo hiểm xã hội
Chế độ nghỉ phép hàng năm
Chế độ trợ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ
Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền
Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Được nhận các khoản trợ cấp
Vậy độ tuổi nào được đăng ký nghĩa vụ quân sự ?
Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu ?
Trong quân đội nhân dân, nghĩa vụ vẻ vang của công dân là việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Một việc làm thiêng liêng không phân biệt tuổi tác, tôn giáo hay màu da, trình độ học vấn,….. mà chỉ cần công dân đủ tuổi là sẽ được gọi đi nghĩa vụ quân sự theo quy định
Căn cứ vào điều 12 trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau
Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Hay thường nói là công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, theo quy định bên trên thì nam đủ 17 tuổi còn đối với nữ đủ các điều kiện và đủ 18 tuổi thì được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và khi đủ từ 18 tuổi sẽ bị gọi đến hết 25 tuổi và trong trường hợp đi học đại học, cao đẳng thì sẽ bị gọi đến hết năm 27 tuổi.
Đối tượng không được tham gia nghĩa vụ quân sự
Ngoài những độ tuổi được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự thì có những trường hợp sẽ không đủ điều kiện. Và những trường hợp đó được quy định như sau
Căn cứ vào điều 13 trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về trường hợp không được tham gia nghĩa vụ như sau:
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích,
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc,
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Vậy nên không phải ai cũng được thể hiện trách nhiệm của bản thân, hãy trân trọng những lúc mình được gọi và nhiệt tình thực hiện nghĩa vụ và tinh thần yêu nước của mình.
Câu hỏi thường gặp
Nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam là trách nhiệm của các nam thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25 (đối với người chưa kết hôn) hoặc đến 27 (đối với người đã kết hôn) phải thực hiện để phục vụ cho quân đội nhân dân Việt Nam. Nghĩa vụ này được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự Việt Nam.
Các nam thanh niên trong độ tuổi trên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự tại các cơ quan chuyên trách của Nhà nước. Sau đó, họ sẽ được phân loại và triệu tập để tham gia huấn luyện, phục vụ trong quân đội hoặc các đơn vị khác của Bộ Quốc phòng.
Ngoài việc tham gia huấn luyện và phục vụ trong quân đội, nghĩa vụ quân sự còn bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ dân sự khi có yêu cầu từ Nhà nước, ví dụ như tham gia cứu trợ thiên tai, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự.
Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được coi là trách nhiệm công dân của mỗi người nam thanh niên và là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Theo quy định bên trên thì nam đủ 17 tuổi còn đối với nữ đủ các điều kiện và đủ 18 tuổi thì được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và khi đủ từ 18 tuổi sẽ bị gọi đến hết 25 tuổi và trong trường hợp đi học đại học, cao đẳng thì sẽ bị gọi đến hết năm 27 tuổi.
✅ Chủ đề: | ⭐ Nghĩa vụ quân sự |
✅ Nội dung: | ⭐ Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 16/02/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 16/02/2023 |