Hiện nay mẫu giấy ủy quyền được sử dụng khá phổ biến trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày giữa người với người hoặc giữa các doanh nghiệp, công ty, tổ chức với nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết giấy ủy quyền là gì, hoặc nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Vậy giấy ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền là gì? Tìm hiểu cùng Biểu Mẫu Luật qua bài viết dưới đây.
Giấy ủy quyền là gì?
Mẫu giấy ủy quyền là văn bản hành chính nhằm ghi nhận, xác minh chỉ định của người ủy quyền cho người được ủy quyền về việc đại diện thay để thực hiện hoặc có quyền quyết định trong một số công việc nhất định.
Như vậy một cá nhân, pháp nhân hay tổ chức có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác thay mình thực hiện các giao dịch dân sự trọng phạm vi ủy quyền.
Trên thực tế thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể về giấy ủy quyền. Đây là loại giấy tờ hành vi pháp ly đơn phương của bên ủy quyền và bên được ủy quyền không có trách nhiệm hay nhiệm vụ phải chấp nhận hay thực hiện theo giấy ủy quyền.
Nội dung cần có trong mẫu giấy ủy quyền
Hiện nay với nhiều trường hợp khác nhau, lý do khác nhau và sự ủy quyền khác nhau mà có nhiều giấy ủy quyền như: Giấy ủy quyền cá nhân, giấy ủy quyền công ty, mẫu giấy ủy quyền cho người thân, mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, giấy ủy quyền sử dụng đất,… Tuy nhiên về hình thức thì các mẫu ủy quyền đó vẫn sẽ theo một hình thức chính.
Vì là một văn bản hành chính nên một mẫu giấy ủy quyền sẽ được thể hiện dưới thể thức một văn bản hành chính theo điều 8, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP:
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Dựa vào đó thì một giấy ủy quyền chuẩn sẽ có những phần như sau:
Phần đầu:
Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ; Tên văn bản; Địa danh và thời gian ban hành văn bản
Phần thân:
– Thông tin đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền:
+ Họ và tên;
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Số CMTND, nơi cấp, ngày cấp;
+ Quốc tịch
– Nội dung ủy quyền
– Cam kết của các bên
Phần kết;
Dấu, chữ ký số của bên ủy quyền và được ủy quyền.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền
Tùy vào mục đích của từng mẫu ủy quyền nhất định sẽ thay đổi bên uy quyền là cá nhân hay tổ chức hoặc thêm chức vụ của cá nhân của mỗi bên.
Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Quyền và nghĩa vụ bên ủy quyền
Quyền của bên ủy quyền
Bên ủy quyền có những quyền hạn sau:
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền
Bên ủy quyền phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền
Quyền lợi
Cũng như bên ủy quyền, bên được ủy quyền cũng có những quyền lọi riêng như sau:
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ
Đi kèm với quyền lợi ở trên thì bên được ủy quyền phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Tải xuống Hợp đồng ủy quyền
Kết luận
Vậy giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền khác nhau cơ bản về tính chất của chúng. Giấy ủy quyền chưa có luật nào quy định rõ ràng. Nó không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Trong khi hợp đồng ủy quyền được quy định rõ ràng tại điều 562 Bộ luật dân sự, phải có mặt cả hai bên, chữ ký của mỗi bên và những điều khoản rõ ràng. Các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật quy định một số trường hợp không thể thực hiện uỷ quyền dù cho có mẫu giấy uỷ quyền như trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con.
Chỉ có mốt số trường hợp chuyên ngành, cụ thể mà yêu cầu cần có giấu công chứng mới phải công chứng ví dụ như ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Còn giấy ủy quyền nói chung thì chưa quy định nào bắt buộc phải công chứng.
Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ khi có tranh chấp về sau thì giấy ủy quyền nên có giấu công chứng.
✅ Mẫu giấy ủy quyền : | 📝 Cá nhân, doanh nghiệp |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |