Xin chào Biểu mẫu luật, tôi là người Việt Nam hiện đang định cư tại nước ngoài. Sắp tới, tôi có dự định về Việt Nam làm việc và sinh sống. Vì vậy, tôi muốn mua một thửa đất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tôi muốn thực ủy quyền cho một người bạn thay tôi mua đất và đứng tên trên sổ đỏ. Sau này, khi tôi về người đó sẽ chuyển nhượng lại cho tôi. Vậy, tôi muốn hỏi rằng: theo quy định pháp luật Việt Nam việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ có hợp pháp không? những rủi ro khi ủy quyền đứng tên sổ đỏ? Nếu được, viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với câu hỏi của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây:
Ủy quyền đứng tên sổ đỏ là gì? Ủy quyền đứng tên sổ đỏ có hợp pháp không?
Ủy quyền đứng tên sổ đỏ là thỏa thuận rất thông dụng hiện nay. Việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ được thực hiện khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất không thể đứng tên sổ đỏ tại thời điểm nhận chuyển quyền vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, bên nhận chuyển quyền sẽ ủy quyền cho một cá nhân (thường là bạn bè, người thân, …) thể thay mình đứng tên sổ đỏ. Người nhận ủy quyền trong trường hợp này sẽ được đứng tên trên sổ đỏ đối với thừa đất mà người ủy quyền được nhận hợp pháp từ giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, … (thường là chuyển nhượng).
Có thể thấy, uỷ quyền là hướng đến việc “thực hiện thay một công việc” trong khi đứng tên trên Sổ đỏ lại thể hiện sự công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của cá nhân. Đây là hai vấn đề không liên quan đến nhau. Vì vậy, Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành không thừa nhận giao dịch ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế xét xử của Tòa án, trong một số trường hợp, việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ vẫn được coi là một trong những căn cứ, nguồn chứng cứ để Tòa án công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản nhà ở và tài sản gắn liền với đất của bên ủy quyền.
Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ
Giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ và việc ủy quyền không hề hiếm gặp hiện nay. Giấy ủy quyền này thường được lập khi người mua đất chưa đủ điều kiện đứng tên sổ đỏ. Ví dụ như họ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, … Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ
Trên thực tế, Giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ được coi là thỏa thuận “ngầm” giữa các bên về việc đứng tên hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như trên đã phân tích, giấy ủy quyền này không được pháp luật công nhận nhưng vẫn được coi là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, giải quyết vụ án. Do đó, khi viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để hạn chế rủi ro pháp lý xảy ra:
– Định rõ các bên liên quan: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ tên, địa chỉ và số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) của người ủy quyền (người giao quyền) và người được ủy quyền (người nhận quyền).
– Mô tả tài sản: Trong giấy ủy quyền, cần miêu tả rõ thửa đất, căn nhà. Gồm: vị trí địa lý, diện tích, số giấy chứng nhận, ….
– Thời hạn ủy quyền: Xác định thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền. Việc này có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho đến khi có thông báo từ bên ủy quyền.
– Cam kết và chữ ký: Cả người ủy quyền và người được ủy quyền cần ký và ghi rõ ngày tháng năm ký tên. Đồng thời, có thể yêu cầu sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền.
– Đính kèm giấy tờ hợp pháp: Khi viết giấy ủy quyền, cần đính kèm các giấy tờ hợp pháp như bản sao công chứng căn cước công dân, sổ đỏ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê…
Những rủi ro khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài liệu có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người đứng tên trên đó. Vì vậy, khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có thể tồn tại những rủi ro pháp lý như sau:
Thứ nhất, nguy cơ mất trắng tài sản khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ. Người đứng hộ tên có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên nếu không có ủy quyền khi nhận chuyển nhượng.
Thứ hai, việc nhờ người khác đứng tên sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên sổ đỏ là người được bồi thường. Bạn sẽ không có bất cứ quyền lợi gì cả, không được bồi thường khi bất động sản bị thu hồi.
Thứ ba, khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ thì người được nhờ đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.
Thứ tư, khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ trong trường hợp người được nhờ đứng tên chết thì nhà đất đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không hợp tác hoặc không biết nguồn gốc nhờ đứng tên thì sẽ xảy ra tranh chấp.
Mời bạn xem thêm:
- Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?
- Đất ruộng có sổ đỏ không
- Lệ phí làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Trong trường hợp người được ủy quyền đứng tên sổ đỏ không trả lại đất theo như thỏa thuận, bên ủy quyền có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Để bảo vệ cho quyền lợi của mình, bên ủy quyền phải chứng minh được việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ giữa hai bên. Ngoài ra, bạn cần chứng minh về việc mình là người có quyền hợp pháp đối với thửa đất đó. Ví dụ: bạn là người bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đóng thuế, lệ phí làm sổ đỏ, …
Như trên đã phân tích, pháp luật hiện hành không thừa nhận việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ. Do đó, các bên không thể công chứng, chứng thực giấy ủy quyền này được.
Nếu các bên muốn có sự chứng kiến, làm chứng của bên thứ ba để đảm bảo thỏa thuận thì có thể nhờ người làm chứng hoặc lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại. Nhưng cần lưu ý, việc này không có giá trị thay thế công chứng, chứng thực.
Mẫu giấy ủy quyền: | Đứng tên sổ đỏ |
Định dạng: | File Word/PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1000 |