Hiện nay, biển số định danh “ra đời” dẫn đến tình trạng “bán xe nhưng không bán biển” hay “biển số theo người”, ngoài ra, việc đăng ký sang tên xe lại phải thực hiện thêm thủ tục thu hồi biển số xe. Do đó, nhiều người khi mua xe, bao gồm xe ô tô, thay vì giao kết hợp đồng mua bán lại ký hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô. Bởi lẽ, bằng hợp đồng ủy quyền này, người nhận ủy quyền như trở thành chủ sở hữu xe ô tô thực sự khi được ủy quyền hầu hết các quyền của chủ sở hữu.
Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô và những vấn đề liên quan. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Ủy quyền sử dụng xe ô tô là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Trong đó, ủy quyền sử dụng xe ô tô là việc là việc mà chủ sở hữu xe cho phép cá nhân, tổ chức khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó mà không làm mất quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe.
Việc ủy quyền sử dụng xe ô tô thường diễn ra khi chủ sở hữu xe không thể hoặc không còn nhu cầu sử dụng xe do lý do cá nhân hoặc công việc và muốn giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một lý do khá phổ biến hiện nay, việc ủy quyền được các bên thực hiện để thay thế cho việc chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho xe. Việc này nhằm hợp pháp hóa việc sử dụng xe của người nhận ủy quyền (người mua thực tế) mà không phải thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký sang tên xe.
Những rủi ro khi mua xe ô tô theo hình thức ủy quyền
Mặc dù việc mua xe ô tô theo hình thức ủy quyền thì người mua (thực tế) sẽ không phải thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký xe và không phải nộp thuế/ phí/ lệ phí theo quy định. Tuy nhiên, việc mua xe bằng hình thức ủy quyền tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có nhiều trường hợp mà người mua (thực tế) rơi vào tình trạng “tiền mất – tật mang”. Dưới đây là một số rủi ro mà bạn cần cân nhắc:
– Rủi ro hợp đồng vô hiệu. Ví dụ như: Chủ xe ủy quyền cho một người ký hợp đồng bán xe, hoàn tất việc thanh toán. Nhưng trong lúc tiến hành thủ tục sang tên thì chủ xe gặp nạn dẫn tới bất tỉnh hoặc chết trước lúc ký hợp đồng. Điều này làm hợp đồng ủy quyền không còn hiệu lực và hợp đồng mua bán đã ký cũng không còn giá trị. Người mua vừa có nguy cơ mất tiền, người bán không thực hiện được mục đích bán xe, dẫn đến kéo dài thời gian đã dự định, mất thời thời gian giải quyết vấn đề phát sinh.
– Rủi ro không kiểm tra được tình trạng của xe do mua bán bằng hợp đồng ủy quyền nên có thể xe đã bị cầm cố, thế chấp, kê biên.
– Rủi ro bị mất, hư hỏng hợp đồng ủy quyền. Lúc này bạn phải làm thủ tục trích lục tại nơi làm hợp đồng ủy quyền hoặc nhờ người bán thực hiện lại thủ tục ủy quyền. Trường hợp này phụ thuộc người bán phải có thiện chí giúp đỡ.
– Chiếc xe ô tô sẽ trở thành tài sản thừa kế trong trường hợp chủ xe chết nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.
– Người mua khó khăn trong việc bán xe ô tô cho người thứ ba nếu trong phạm vi ủy quyền không thỏa thuận về việc người mua xe ô tô có quyền định đoạt bán xe cho người thứ ba. Lúc này, người mua phải có sự đồng ý của người bán (chủ sở hữu xe ô tô) thì mới có thể thực hiện việc bán xe ô tô cho người thứ ba.
– Thời hạn ủy quyền: Điều 563 của Bộ luật dân sự 2015 quy định, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm.
Như vậy khi hết thời hạn này các bên phải làm Hợp đồng ủy quyền mới. Trong trường hợp bên mua đề nghị ký Hợp đồng ủy quyền mới mà bên ủy quyền (ở đây là người đã bán đất trước đây), từ chối thì người mua sẽ mất quyền lợi với chiếc xe đó.
– Đơn phương chấm dứt ủy quyền: Khoản 1 Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Do đó, khi bên ủy quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, bên được ủy quyền (bên mua nhà đất) sẽ không được thực hiện các quyền trước đó mà các bên đã thỏa thuận.
Ngoài ra, nếu một trong các bên không may bị chết thì Hợp đồng ủy quyền đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015. Khi sự kiện này xảy ra thì thửa đất đó sẽ là di sản thừa kế của người ủy quyền và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô
Nhìn chung, mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tài sản, việc ủy quyền sử dụng xe ô tô được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là khi biển số định danh ra đời. Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tải về và sử dụng:
Những nội dung cơ bản của giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô
Giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô là tài liệu pháp lý chứng nhận quyền hạn của người chủ sở hữu xe ô tô (ủy quyền) đối với người được ủy quyền (ủy quyền điều khiển xe) để sử dụng và quản lý xe ô tô theo quy định. Nội dung cơ bản của giấy ủy quyền bao gồm thông tin cụ thể về người ủy quyền và người được ủy quyền, thông tin về xe ô tô bao gồm biển số, model, năm sản xuất, và thông tin liên hệ của bên ủy quyền.
Điều quan trọng nhất trong giấy ủy quyền là phải có chữ ký và vóc dấu của bên ủy quyền, đồng thời cũng cần chứng thực và công chứng đối với giấy tờ này để có tính pháp lý. Việc lưu trữ và bảo quản giấy ủy quyền cũng rất quan trọng để tránh trường hợp tranh chấp sau này.
Ngoài ra, thông tin về thời hạn và mục đích sử dụng xe cũng nên được ghi rõ trong giấy ủy quyền để tránh hiểu lầm và tranh chấp trong quá trình sử dụng xe. Để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên, việc cẩn trọng và chính xác trong việc lập giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô là rất quan trọng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe máy
- Mẫu đơn xin cấp lại đăng ký xe ô tô
- Mẫu tờ khai đăng ký xe ô tô chuẩn quy định hiện hành
- Mẫu đơn trình báo mất đăng ký xe ô tô
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe ô tô Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp này cần xem xét nội dung của giấy quyền. Nếu giấy ủy quyền cho phép bên nhận ủy quyền được quyền bán xe cho người khác thì có thể bán và ngược lại. Tuy nhiên, bán xe trong trường hợp này, quan hệ mua bán là quan hệ giữa người ủy quyền (chủ xe cũ) và người mua (sau này), người nhận ủy quyền chỉ là người thay mặt chủ xe thực hiện việc mua bán mà thôi.
Hợp đồng mua bán và hợp đồng ủy quyền có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong hợp đồng mua bán thì bản chất là có sự chuyển giao quyền sở hữu (bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) tài sản giữa người bán sang người mua. Trong hợp đồng ủy quyền thì bản chất là người được ủy quyền chỉ đại diện người ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc nhất định (chủ sở hữu tài sản vẫn là người ủy quyền).
Như vậy, trường hợp mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền là không phù hợp với quy định pháp luật mặc dù hợp đồng ủy quyền đó có phạm vi ủy quyền là cho phép người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tương tự như quyền sở hữu của người ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền: | Sử dụng xe ô tô |
Định dạng: | File Word, File PDF |
Số lượng file: | 2 |
Số lượt tải: | +1660 |