Hiện nay với sự hội nhập toàn cầu thì các công việc hợp tác với người nước ngoài ngày càng phổ biến. Do đó nhu cầu dịch thuật ngày càng tăng theo. Vì vậy mà nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng công tác viên dịch thuật, bởi nhiều lĩnh vực khác hay nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ cần đến những người có chuyên môn nhất định. Khi thuê cộng tác dịch thuật, các công tác viên và nhà tuyển dụng sẽ ký kết hợp đồng cộng tác viên dịch thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật chuẩn, hãy tải xuống mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật file word dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Cộng tác viên dịch thuật là ai?
Khi tìm kiếm các công việc làm thêm trên các trang thông tin tuyển dụng thì công tác viên viên dịch thuật là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhiều người bởi mức thu nhập tương đối cao. Để làm công tác viên dịch thuật, trước hết cần phải nắm được cộng tác viên dịch thuật là ai, làm những công việc gì, mức thu nhập như thế nào? Để hiểu rõ hơn về công tác viên dịch thuật, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Cộng tác viên được hiểu là những người làm việc tự do, không thuộc quyền quản lý trực tiếp và không có quyền lợi của nhân viên chính thức. Công tác viên thường được thuê để cung cấp kỹ năng hoặc kiến thức đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể thể thực hiện công việc hoặc dự án mà không cần tuyển dụng nhân viên cố định.
Một số công việc cộng tác viên dịch thuật như:
– Dịch các văn bản, tài liệu, truyện, sách được yêu cầu từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần dịch.
– Dịch phim, phụ đề của video,… sang ngôn ngữ được yêu cầu.
– Thực hiện phiên dịch trực tiếp cho khách hàng.
Mức thu nhập: thu nhập của cộng tác viên dịch thuật tương đối cao so với các ngành nghề khác. Mức thu nhập cụ thể phụ thuộc vào loại ngôn ngữ, độ dài của tài liệu và cả tính chuyên môn của văn bản.
Thuê cộng tác viên dịch thuật thì ký hợp đồng gì?
Hợp đồng là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, các bên cần lựa chọn và quyết định ký kết loại hợp đồng gì để đi đến thông nhất thỏa thuận chúng. Hiện nay, khi thuê cộng tác viên, doanh nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ, tùy vào nhu cầu. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết cần ký loại hợp đồng gì khi ký kết với cộng tác viên nhé.
Ký hợp đồng lao động
Theo Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.“
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu quản lý, điều hành, giám sát trực tiếp việc thực hiện công việc của cộng tác viên thì các bên có thể ký hợp đồng lao động. Lúc này, giữa cộng tác viên và doanh nghiệp sẽ ràng buộc rất nhiều quyền và nghĩa vụ với nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật lao động như nghỉ phép, nghỉ việc riêng,…
Ký hợp đồng dịch vụ
Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.“
Với loại hợp đồng này, cộng tác viên sẽ được linh hoạt trong việc thực hiện công việc, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ được nhận thù lao từ doanh nghiệp.
Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật
Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật là hợp đồng lao động
Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật là hợp đồng dịch vụ
Các lưu ý khi ký kết hợp đồng cộng tác viên dịch thuật
Khi ký kết kết hợp đồng cộng tác viên dịch thuật, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì các bên cần phải lưu ý một vấn đề quan trọng. Trong đó có thể kể đến lựa chọn loại hợp đồng ký kết là hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ; điều kiện trở thành cộng tác viên phiên dịch đối với một số đơn vị, doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý khi ký kết hợp đồng cộng tác viên dịch thuật, bạn có thể tham khảo.
Về lựa chọn loại hợp đồng:
Với hợp đồng lao động, cộng tác viên và doanh nghiệp có thể chọn ký một trong 02 loại hợp đồng:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động nhiều hơn 36 tháng.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Nếu thời gian thực hiện công việc theo hợp đồng lao động từ 36 tháng trở xuống.
Với hợp đồng dịch vụ: Các bên tự do thỏa thuận thời hạn bởi Bộ luật Dân sự 2015 không giới hạn về nội dung này.
Về điều kiện trở thành cộng tác viên phiên dịch
Để trở thành cộng tác viên phiên dịch của Văn phòng công chứng thì phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài mà Văn phòng công chứng cần phiên dịch.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
“Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch thuật” đã được Biểu mẫu luật cung cấp ở bên trên. Hy vọng giúp ích cho bạn trong công việc.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
“2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;”
Như vậy, văn phòng công chứng sẽ có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch cho văn phòng công chứng. Hợp đồng phải xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Theo Điều 38 Luật Công chứng 2014 quy định về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
– Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch;
+ Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 cộng tác viên dịch thuật |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 2 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1200 |