Xin chào Biểu mẫu luật, tôi là chủ của hộ kinh doanh. Gần đây, do nhu cầu mở rộng sản xuất, tôi có ký hợp đồng thuê khoán với 3 người trong thời hạn 06 tháng. Tuy nhiên, sau khi làm việc được 01 tháng, họ yêu cầu tôi phải đóng BHXH cho họ. Tuy nhiên, theo tôi được biết, chỉ có hợp đồng lao động mới đóng BHXH. Vì vậy, luật sư cho tôi hỏi: Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH hay không?
Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? mà bạn băn khoăn, Biểu mẫu luật xin qua bài viết sau đây.
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng được sử khá phổ biến trên hiện nay. Khác với những hợp đồng công việc thông thường là tính thù lao, lương theo số ngày, giờ làm việc thì hợp đồng khoán việc sẽ tính lương, thù lao theo kết quả hoàn thành công việc.
Hợp đồng khoán việc được hiểu là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành công việc nhất định nào đó theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phần việc thị hải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Đồng thời bên giao khoán nhận kết quả công việc và phải có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao như đã thỏa thuận.
Với hợp đồng khoán việc, người thực hiện công việc không phải chịu sự quản lý, điều hành đó mà có thể tự tổ chức để thực hiện công việc và có thể nhờ, thuê, mướn người khác thực hiện công việc đó. Đồng thời, người lao động còn không bị phụ thuộc vào thời gian và điều kiện làm việc do người sử dụng lao động thỏa thuận.
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ phúc lợi dành cho người lao động để bù đắp những thu nhập, chi phí, tổn thất khi phát sinh những tình huống đặc biệt như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, … Trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động thuộc về người sử dụng lao động. Theo quy định tại Điều 2 VBHN Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng […]”
Như vậy, hợp đồng khoán việc có thể phải đóng BHXH nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Hợp đồng khoán việc là Hợp đồng lao động
Tại Điều 13 Bộ luật Lao động quy định về Hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Theo đó, trong trường hợp hợp đồng khoán việc có chưa các nội dung của hợp đồng lao động như điều luật trên quy định thì được xác định là hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, bên giao khoán (người sử dụng lao động) có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động nếu hợp đồng thuê khoán có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Trường hợp 2: Hợp đồng thuê khoán gắn liền với một công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng trở lên
Trong trường hợp thuê khoán chỉ thể hiện một, một số công việc nhất định và người lao động phải làm trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (từ 03 tháng trở lên) thì bên giao khoán có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động theo quy định.
Tiền lương tháng đóng BHXH gồm những khoản nào?
Theo quy định, tiền lương là căn cứ để xác định tiền đóng và tiền hưởng chế độ BHXH cho người lao động. Trong đó, tiền lương bao gồm: tiền lương cơ bản và các khoản thưởng, phụ cấp, trợ cấp từ phía người sử dụng lao động. Tuy nhiên, tiền lương đóng BHXH không phải là khoản tiền lương thực tế mà người lao động được hưởng mỗi tháng mà được xác định theo quy định tại Điều 89 VBHN Luật Bảo hiểm xã hội 2019 như sau:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Mời bạn xem thêm:
- Tải mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ PDF.DOCx
- Mẫu hợp đồng giao khoán công việc
- Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Điểm a Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với trường hợp này như sau:
“7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự […]”
Như vậy, hành vi không đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt từ 50 đến 75 triệu đồng. Trong trường hợp nghiêm trọng, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội thì: “3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Như vậy, trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương (nghỉ việc) từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (mà những ngày nghỉ đó đáng lý phải đi làm theo hợp đồng lao động) thì không đóng BHXH tháng đó.
Còn trường hợp hợp đồng lao động quy định thời gian làm việc dưới 14 ngày thì không thuộc trường hợp trên nên vẫn phải đóng BHXH bình thường.
Chủ đề: | Bảo hiểm xã hội |
Nội dung: | Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? |
Ngày đăng bài: | 15/03/2024 |
Ngày cập nhật: | 15/03/2024 |