Hiện nay, khi tuyển dụng lao động, trước khi ký hợp đồng lao động chính thức, người lao động thường trải qua thời gian thử việc mà doanh nghiệp đặt ra. Trong quá trình này, người lao động cũng được ký kết hợp đồng thử việc với doanh nghiệp, hưởng lương và các chế độ khác từ doanh nghiệp và không khác là mấy so với lao động chính thức. Do đó, “Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?” là vấn đề mà nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp quan tâm. Để giải đáp câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé!
Quy định pháp luật về thử việc?
Mục đích của việc thử việc khi tuyển dụng lao động là để đánh giá khả năng làm việc của ứng viên trong môi trường công việc thực tế. Qua quá trình thử việc, nhà tuyển dụng có thể xác định được sự phù hợp giữa ứng viên và công việc cũng như xác thực kiến thức và kỹ năng của họ. Điều này giúp tăng cơ hội chọn lựa được nhân viên phù hợp nhất cho vị trí công việc cụ thể.
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của người lao động, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất chi tiết về các nguyên tắc khi thử việc người lao động bao gồm: hợp đồng thử việc, thời gian thử việc, mức lương thử việc và những vấn đề khác liên quan như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Trong quá trình thử việc, người thử việc được hưởng lương, hưởng các chế độ lao động và chịu sự giám sát, quản lý của người sử dụng lao động. Đối chiếu với quy định tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì có tồn tại quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người thử việc. Tuy nhiên, hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH hay không thì cần tìm hiểu quy định sau đây:
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2015 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động […]”
Theo đó, khi thử việc, người thử việc làm việc theo hợp đồng thử việc mà không phải hợp đồng lao động. Do đó, người thử việc không phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Hay nói cách khác, người sử dụng lao động không cần đóng BHXH cho người thử việc.
Chi trả tiền BHXH cho người lao động thử việc như thế nào?
Theo nguyên tắc chung của Bộ luật Lao động 2019 là bảo vệ người lao động trong mối quan hệ lao động. Do đó, dù không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng người thử việc vẫn được hưởng khoản tiền tương ứng với tiền đóng BHXH cho người lao động cùng với tiền lương.
Nội dung này được quy định cụ thể Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
Ngoài ra, khi thực hiện chế độ này, thì thời gian mà người sử dụng lao động đã chi trả tiền đóng BHXH cùng với tiền lương theo quy định trên thì được xác định là thời gian mà người lao động đã tham gia BHXH để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc
- Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc
- Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Mẫu hợp đồng thử việc
- Mẫu biên bản thỏa thuận làm việc .DOCx (Word)
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì: “2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Do đó, trong quá trình thử việc, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc với người lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 thì: “Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.”
Do đó, trong quá trình thử việc mà người lao động bị tai nạn lao động thì công ty phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 38 của luật này, bao gồm cả việc bồi thường theo mức độ thương tật của người lao động thử việc.
Chủ đề : | Pháp luật lao động |
Nội dung: | Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không |
Ngày đăng bài: | 28/02/2024 |
Ngày cập nhật: | 28/02/2024 |