Kỳ tuyển nghĩa vụ hằng năm là công tác tuyển công dân đủ độ tuổi để tham gia nghĩa vụ quân sự, phục vụ cho tổ quốc. Trong quá trình tuyển công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, bắt buộc các công dân phải trải qua quá trình khám sức khỏe để xem có đủ điều kiện phục vụ cho tổ quốc hay không? Quá trình khám như thế nào, đối với nam thì khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không? Để hiểu rõ hơn, biểu mẫu luật xin mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Mời bạn xem thêm:
Thủ tục khám nghĩa vụ quân sự
Các công dân đủ độ tuổi quy định sẽ được khám sàng lọc tại trung tâm y tế xã, phường nơi cư trú. Ở vòng khám này để xác định những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự.
Trong đó, những bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự gồm: Tâm thần; Động kinh; Bệnh Parkinson; Mù một mắt; Điếc; Di chứng do lao xương, khớp; Di chứng do phong; Các bệnh u ác và bệnh máu ác tính; Người nhiễm HIV; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Vòng tiếp theo khám ở trung tâm ý tế cấp huyện:
Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
Khám mắt: Số 1: Thị lực: Thị lực là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sức nhìn của từng mắt, muốn đo thị lực chính xác, yêu cầu:
- Nhân viên chuyên môn: Phải trực tiếp hướng dẫn cách đọc và tiến hành đúng kỹ thuật quy định. Chú ý phát hiện những trường hợp người đọc không trung thực hoặc không biết đọc theo hướng dẫn.
- Bảng thị lực phải:
- Chữ đen, nền trắng, hàng 7/10 đến 8/10 phải treo ngang tầm mắt nhìn.
- Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (khoảng 400 – 700 lux) tránh mọi hiện tượng gây lóa mắt, quá sáng hoặc sáng dọi vào mắt người đọc hoặc tối quá ảnh hưởng tới sức nhìn của người đọc.
- Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
- Người đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che).
- Người đo dùng que chỉ vào dưới từng chữ, người đọc phải đọc xong chữ đó trong khoảng dưới 10 giây. Hàng 8/10, 9/10, 10/10 mỗi hàng chỉ được đọc sai 1 chữ mới tính kết quả hàng đó.
- Cách tính tổng thị lực 2 mắt: nếu thị lực cao hơn 10/10 vẫn chỉ tính là 10/10
Khám răng: Số 19: Răng sâu: Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”.
– S1: sâu răng Độ 1 (sâu men);
– S2: sâu răng Độ 2 (sâu ngà nông);
– S3: sâu răng Độ 3 (sâu ngà sâu).
Số 20: Mất răng.
Khám tai – mũi – họng: Nói thầm: Người khám thở ra hết rồi nói thầm để thử. Phải thử từng tai riêng biệt (tai không thử phải được bịt kín bằng cách đè ngón tay lên nắp lỗ tai do người được thử làm). Nói thường: Sức nghe tốt hơn nói thầm 10 lần khoảng cách đo.
Khám tâm thần và thần kinh: Ra mồ hôi tay, chân: Chia làm các mức độ, Bệnh cơ (Myopathie), Bệnh nhược cơ (Myasthenia)
Khám nội khoa: Bệnh đại, trực tràng, bệnh gan, lách, các bệnh về phế quản, huyết áp, bệnh tăng huyết áp, mạch, bệnh tim, bệnh khớp, nấm da, nấm móng, ….
Khám ngoại khoa: bệnh trĩ, giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel), bàn chân bẹt.
Khám sản phụ khoa: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc.
Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chưa rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những trường hợp cần thiết. Đối với người màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán.
Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nhưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.
Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.
Như vậy khám nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không thì câu trả lời là “không”. Với nam sẽ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
Video review chân thực buổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Câu hỏi thường gặp
Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
Các ủy viên khác.
Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
✅ Chủ đề: | ⭐ Nghĩa vụ quân sự |
✅ Nội dung: | ⭐ Khám nghĩa vụ quân sự |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 10/01/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 10/01/2023 |