Vấn đề ly hôn sẽ không quá phức tạp nếu cả hai vợ chồng chưa có con chung. Một khi vợ chồng đã có con chung thì khi ly hôn, ngoài giải quyết quan hệ hôn nhân và phân chia tài sản thì việc phân chia quyền nuôi con là điều không đơn giản. Để giành được quyền nuôi con, người cha hoặc mẹ phải có những điều kiện về kinh tế, thời gian, sức khỏe,… đảm bảo để nuôi con. Vậy theo quy định, Khi nào người bố được quyền nuôi con? Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con sau khi ly hôn? Cần có những điều kiện gì để người bố được quyền nuôi con? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Biểu mẫu Luật để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định của Tòa án khi một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu có yêu cầu. Khi ly hôn, có ba vấn đề cần giải quyết giữa vợ và chồng, đó là: chấm dứt quan hệ vợ chồng; chia tài sản chung của vợ chồng và xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn. Trong đó việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn là một vấn đề quan trọng vì người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con cái về thể chất và tinh thần.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn tại Điều 81, theo đó:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy khi tiến hành ly hôn thì hai vợ chồng cần tiến hành thỏa thuận quyền nuôi con. Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không thể thương lượng, thỏa thuận được cũng như Tòa án dựa vào Luật Hôn nhân và gia đình, quy định các nguyên tắc để giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Khi nào người bố được quyền nuôi con?
Giành quyền nuôi con là một trong những nội dung cần chú ý khi vợ chồng ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi của con cũng như tạo điều kiện tốt nhất để con có thể có được môi trường phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề này. Việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, Toà án sẽ dựa vào thoả thuận của các bên để quyết định giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Người bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn trong những trường hợp sau đây:
- Theo sự thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng quyết định người bố được quyền nuôi con
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu người bố đáp ứng được các điều kiện về việc nuôi con thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người bố
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, nếu con lựa chọn sống cùng bố thì người bố có quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình
- Con dưới 36 tháng tuổi mà không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bố đáp ứng điều kiện nuôi con thì sẽ được giao quyền nuôi con
⭐⭐⭐⭐⭐Tìm hiểu thêm Ly hôn ở nơi tạm trú được không
Cần có những điều kiện gì để người bố được quyền nuôi con?
Về nguyên tắc, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con cái và quyền, nghĩa vụ này không mất đi khi cha mẹ ly hôn. Vì vậy, khi ly hôn cha hoặc mẹ đều có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Người bố muốn giành quyền nuôi con thì cần đưa ra các chứng cứ chứng minh mình có đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con tốt hơn thì là một cơ sở để Toà án xem xét. Do đó, để có quyền nuôi con, cần phải đáp ứng điều kiện sau:
Điều kiện vật chất
- Có thu nhập thực tế, đủ tiềm lực tài chính đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con
- Có thu nhập ổn định
- Có chỗ ở ổn định, hợp pháp, điều kiện môi trường xung quanh tốt
- Và các điều kiện vật chất khác
- Người bố cần chứng minh, cung cấp cho Tòa án các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…
Điều kiện tinh thần
- Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con
- Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con
- Điều kiện cho con được học tập, vui chơi giải trí
- Chứng minh đối phương thường xuyên phải đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con,…
- Người bố có thể chứng minh điều kiện tinh thần của mình thông qua thời gian biểu của mình.
Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện trực tiếp nuôi con
- Chứng minh trong thời gian chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về mặt tinh thần lẫn thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển kỹ năng… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.
- Nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình,…
- Người mẹ không đủ điều kiện về vật chất để nuôi dưỡng con tốt nhất
- Từ những vấn đề đó khẳng định đối phương không đủ điều kiện được quyền nuôi con, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và nhân cách của con
- Lưu ý: việc chứng minh những điều này phải không phải là liệt kê mà phải có một bằng chứng giành quyền nuôi con cụ thể, rõ ràng, đầy sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó để xem xét, chẳng hạn như có giấy tờ giám định thương tích, có bằng chứng chứng minh là lỗi của đối phương dẫn đến ly hôn…
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Khi nào người bố được quyền nuôi con?”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
⭐⭐⭐⭐⭐Đọc thêm Ly hôn bao lâu thì có giấy quyết định
Câu hỏi thường gặp
Bố có thể được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này khi có thoả thuận và được sự đồng ý của người mẹ. Hoặc đưa ra các chứng cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện cũng phải chứng minh mình có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con như: Điều kiện kinh tế; Phúc lợi cho con; Môi trường sống; Sinh hoạt; Học tập, và các điều kiện khác.
Vợ chồng thỏa thuận quyền nuôi con giao cho người bố như sau:
Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng với yêu cầu xác nhận người bố có quyền tự nuôi con tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú, làm việc
Hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý giải quyết và thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với người yêu cầu
Đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp lại biên lai cho Tòa án
Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự
Hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận quyền nuôi con của người bố
(1) Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
(2) Cha mẹ phá tán tài sản của con;
(3) Cha mẹ có lối sống đồi trụy;
(4) Cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
✅ Chủ đề: | ⭐ Hôn nhân và gia đình |
✅ Nội dung: | ⭐ Khi nào người bố được quyền nuôi con? |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 26/05/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 26/05/2023 |