Xin chào Biểu mẫu luật. Tôi là nhân viên văn phòng hiện nay đang làm việc tại Hà Nội. Khoảng một tuần trước tôi có làm mất ví nên mất cả CCCD của mình. Vì vậy, tôi muốn đi làm lại CCCD nhưng tôi khá băn khoăn liệu có làm CCCD tại Hà Nội (nơi tôi đăng ký tạm trú) được không? Và, lệ phí làm căn cước công dân hết bao nhiêu tiền? Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ. Tôi chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề “Lệ phí làm Căn cước công dân” của bạn, Biểu mẫu luật xin tư vấn cho bạn qua bài viết sau đây.
Căn cước công dân là gì? Giá trị của Căn cước công dân
Căn cước công dân dường như là một loại giấy tờ nhân thân cơ bản mà mỗi cá nhân đều sẽ mang theo người. Tuy nhiên, để định nghĩa về căn cước công dân cũng như hiểu hết giá trị pháp lý của loại giấy tờ này thì có khá ít người nắm được. Về khái niệm Căn cước công dân, Khoản 1 Điều 3 LCC định nghĩa như sau:
“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Về giá trị của thẻ Căn cước công dân, Điều 20 Luật này giải thích:
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”
Độ tuổi cấp và đổi thẻ Căn cước công dân
Mặc dù thẻ Căn cước công dân là một trong những giấy tờ quan trọng để chứng minh các thông tin nhân thân của một người. Tuy nhiên, thẻ CCCD chỉ được Nhà nước cấp cho cá nhân khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Ngoài ra, cá nhân còn phải đổi thẻ CCCD khi đến tuổi đổi thẻ CCCD mà luật quy định để đảm bảo độ chính xác của thẻ CCCD. Cụ thể như sau:
“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
[…]
Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Lệ phí làm căn cước công dân
Lệ phí là khoản tiền mà người dân phải chi trả khi thực hiện các dịch vụ công tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, khi làm CCCD, người dân cũng phải nộp Lệ phí làm CCCD theo quy định. Tuy nhiên, mức lệ phí này không quá lớn, thường dao động không quá 100.000 đồng.
Theo quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC, chi tiết mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân như sau:
Làm mới, đổi, làm lại Căn cước công dân | Lệ phí cấp Căn cước công dân năm 2023 |
Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD | 30.000 đồng/thẻ CCCD |
Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu | 50.000 đồng/thẻ CCCD |
Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam | 70.000 đồng/thẻ CCCD |
Những trường hợp được miễn phí cấp căn cước công dân
Để đảm bảo quyền lợi của công dân, pháp luật hiện hành cũng đặt ra các quy định về một số trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí khi làm Căn cước công dân. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Bao gồm:
Thứ nhất, các trường hợp miễn lệ phí cấp căn cước công dân
+ Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
+ Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Thứ hai, các trường hợp không phải nộp lệ phí cấp căn cước công dân
+ Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
+ Đổi thẻ căn cước công dân khi đến tuổi đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
+ Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu tờ khai làm căn cước công dân
- Thẻ căn cước công dân gắn chip có định vị được không?
- Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Lệ phí làm căn cước công dân Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Tại Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 10. Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, người dân hoàn toàn có thể làm CCCD ở nơi tạm trú của mình.
CCCD bị thu hồi/ tạm giữ nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể như sau:
“1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc […]”
Như vậy, thẻ CCCD chỉ có thể bị thu hồi hoặc tạm giữ khi thuộc một trong những trường hợp trên. Khi bị người khác giữ, chiếm đoạt CCCD thì bạn có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp để lấy lại CCCD và xử lý hành vi vi phạm.
Chủ đề: | Luật Căn cước công dân |
Nội dung: | Lệ phí làm Căn cước công dân |
Ngày đăng bài: | 13/02/2023 |
Ngày cập nhật: | 13/02/2023 |