Trên thực tế, đa số các trường hợp cha mẹ ly hôn thì người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ phải chu cấp, cấp dưỡng cho con cái với một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên vấn đề mức chu cấp khiến cho nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh cãi. Nhiều người khi ly hôn có thắc mắc về vấn đề mức chu cấp, cấp dưỡng cho con là bao nhiêu. Pháp luật hiện nay có quy định về vấn đề mức cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn. Vậy, theo quy định hiện hành ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu? Hãy cùng Bieumauluat tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ chu cấp con sau ly hôn thuộc về ai?
Sau khi ly hôn, để con cái có điều kiện phát triển đầy đủ thì cha mẹ phải có nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng cho con cái. Do đó, pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và con sau khi ly hôn. Do đó, ca mẹ sau khi ly hôn phải nắm được quy định về nghĩa vụ chu cấp, cấp dường cho con để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái. Vậy, nghĩa vụ chu cấp con sau ly hôn thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”
Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.“
Căn cứ vào Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
– Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện và không cần cầu chu cấp, cấp dưỡng cho con thì không phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng nữa.
Cha mẹ sau khi ly hôn phải chu cấp cho con đến khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 110 Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ khi ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng cho con. Trong đó, người con được cấp dưỡng là:
– Người chưa thành niên;
– Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015) và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, cha mẹ khi ly hôn, người không sống chung với con phải chu cấp khi con:
– Chưa đủ 18 tuổi;
– Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.
Đồng thời, tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu?
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Và theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Theo đó, mức cấp dưỡng, chu cấp cho con sẽ do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con. Tòa án chỉ giải quyết về vấn đề này khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
Pháp luật hiện hành không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào sự thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào thu nhập, điều kiện, nhu cầu của các bên. Thông thường hiện nay Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng là khoảng 15 – 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Có được thay đổi quyền cấp dưỡng sau ly hôn không?
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, quyền cấp dưỡng có thể được thay đổi khi đáp ứng một trong các điều kiện trên.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu năm 2023?”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định người không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Theo đó, nếu việc chu cấp, cấp dưỡng đã được quy định cụ thể tại bản án, quyết định ly hôn mà chồng/ vợ không thực hiện thì có thể bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.
Đồng thời, theo khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khiến con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn tiếp tục vi phạm thì có thể bị phạt đến 02 năm tù.
Tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha dượng, mẹ kế khi sống chung với con riêng của bên kia thì phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục:
“Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”
Theo đó, cha dượng, mẹ kế chỉ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia khi con riêng cùng sống chung với mình. Do đó, khi ly hôn, con riêng không sống chung với ca dượng, mẹ kế nên quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia không còn tồn tại.
Không chỉ vậy, pháp luật chỉ đặt ra quy định về việc cấp dưỡng sau khi ly hôn giữa cha mẹ và con mà không có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia.
✅ Chủ đề: | ⭐ Hôn nhân và Gia đình |
✅ Nội dung: | ⭐ Ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 18/05/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 18/05/2023 |