Trong cuộc sống hôn nhân, có nhiều chuyện xảy ra mà không ai có thể lường trước. Có trường hợp vì quá nhiều xung đột cãi vã nên vợ chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, cũng có trường hợp vợ chồng sau khi ly hôn được một thời gian lại muốn quay lại với nhau vì xét thấy cả hai vẫn còn tình cảm. Khi đó, nhiều cặp vợ chồng băn khoăn không biết liệu xét dưới góc độ pháp luật, Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại phải làm như thế nào? Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không? Sau đây, Biểu mẫu Luật sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. - Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Như vậy, sau khi quan hệ vợ chồng chấm dứt nếu muốn khôi phục lại quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn để đảm bảo quyền lợi của cả hai về sau. Nếu không được đăng ký theo quy định thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại phải làm như thế nào?
Tái hôn đồng nghĩa với đăng ký kết hôn từ đầu. Do đó, hai người nam nữ muốn tái hôn cần phải cùng có mặt tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi một trong hai người đăng ký kết hôn hoặc UBND cấp huyện nếu việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Lúc này, cần chuẩn bị các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP).
- Một trong các loại giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, cặp đôi phải cùng có mặt tại UBND để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đầy đủ hồ sơ và nhận thấy đủ điều kiện, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch cùng chữ ký của hai người nam, nữ.
Sau đó, ngay trong ngày, UBND có thể trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cặp đôi. Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện kết hôn của hai người thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Ngoài ra, đăng ký kết hôn thuộc trường hợp được miễn lệ phí theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể, khi công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn thì được miễn lệ phí đăng ký.
Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy sau khi ly hôn mà muốn tái hôn với nhau thì cả nam và nữ cũng cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật như lần đầu kết hôn.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại phải làm như thế nào?”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Cần chuẩn bị các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP).
– Một trong các loại giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án.
Đăng ký kết hôn thuộc trường hợp được miễn lệ phí theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể, khi công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn thì được miễn lệ phí đăng ký.
Căn cứ Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
– Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
– Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
– Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
✅ Chủ đề: | ⭐ Hôn nhân & Gia đình |
✅ Nội dung: | ⭐ Vợ chồng ly hôn xong muốn kết hôn lại phải làm như thế nào? |
✅ Ngày đăng bài: | ⭐ 27/04/2023 |
✅ Ngày cập nhật: | ⭐ 27/04/2023 |