Đã có rất nhiều mẫu biên bản với nội dung về việc họp mặt gia đình nhưng để nói mục đích của biên bản đó về vấn đề cụ thể nào đó thì có lẽ chưa được rõ ràng. Và để dành tặng thêm những hữu ích về biên bản này thì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một Mẫu biên bản họp gia đình chia đất. Để hiểu rõ hơn về công dụng và tầm quan trọng của biên bản này thì hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Tầm quan trọng
Phân chia đất có lẽ là việc làm được khá nhiều người quan tâm, không kể là người ngoài mà người trong gia đình thì lại càng để ý, suy xét hơn. Trong một gia đình sẽ có những người hiểu chuyện và những người ích kì, tham lam thì khi đã lập gia đình, bố mẹ sẽ tính toán và phân chia công bằng cho các con của mình. Nhưng có lẽ với những người hiểu chuyện thì mình không cần để ý mà điều quan trọng là với những người tham lam. Nếu bố mẹ không phân chia công bằng, không có bằng chứng xác thực thì sau này có thể vì lý do đó mà anh em sẽ dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn hay thậm chí là có thể cướp đi sinh mạng của nhau.
Như chúng ta cũng biết đất đai có thể giúp ích cho mọi người rất nhiều điều như sinh sống, làm hay hay thậm chí là đầu tư để kiếm thêm tiền. Bởi thế mà quá trình phân chia đất không chỉ quan trọng ở việc công bằng mà còn cần có một biên bản để làm bằng chứng tránh những mâu thuẫn không cách giải quyết sau này. Và khi không thể tự giải quyết thì các cấp chính quyền sẽ vào xử lý khi đó biên bản này sẽ là cơ sở pháp lý chứng minh ai đúng ai sai. Vậy Mẫu biên bản họp gia đình chia đất là gì ?
Mẫu biên bản họp gia đình chia đất là mẫu biên bản ghi chép lại tất cả nội dung có trong cuộc họp gia đình về vấn đề phân chia đất đai. Một biên bản chứa đựng tất cả ý kiến của các thành viên trong gia đình, thể hiện sự mong muốn và sự đồng nhất về ý kiến cuối cùng. Đồng thời biên bản này được pháp luật công nhận là cơ sở pháp lý để chứng minh, giải quyết các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn sau này.
Quyền của các thành viên
Căn cứ vào Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình trong Bộ luật dân sự 2015
- Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Tải xuống/Download
Hướng dẫn viết biên bản
Cũng giống như biên bản họp gia đình tổng quan mà chúng tôi đã gửi đến các bạn, tuy nhiên ở biên bản họp chia đất này thì người soạn thảo cần chú ý một số nội dung chính như sau :
Tiêu ngữ, ngày tháng, thời gian và tên mẫu biên bản mà mình đang soạn thảo.
Nêu rõ số thành viên tham dự cuộc họp gia đình này bao gồm họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại…
Tiếp đến là nội dung cuộc họp : Ghi chép đầy đủ thông tin về các tài sản là đất đai để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) một cách chi tiết, rõ ràng và súc tích của tất cả các thành viên.
Quan trọng là tình tiết bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
Sau cùng là kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…Nếu có ý kiến khác thì phải ghi chính xác, đầy đủ người đưa ra ý kiến, nội dung ý kiến là gì… để cho mọi người cùng hiểu. Rằng ai khi đọc đến biên bản này đều có thể hiểu nhanh hơn, đồng ý về các quyết định đó để khẳng định được tính pháp lý của biên bản phân chia đất đai này.
Kết luận, người soạn thảo biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ, đồng thời có cả sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Đó chính là những nội dung chính cần có trong một biên bản chia đất đai mà bạn không nên bỏ qua để có thể khiến biên bản hoàn chỉnh và trở nên hợp pháp hơn.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
- Mẫu biên bản họp gia đình
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị
- Mẫu biên bản bàn giao công việc, tài sản, hàng hóa
Những lưu ý trong biên bản cuộc họp
Khi soạn thảo ngoài những nội dung chính bên trên thì người soạn thảo cũng nên chú ý một số điểm như sau:
Để đảm bảo cho sự chính xác, tính pháp lý cao về nội dung trong biên bản thì nên có chữ ký, dấu ấn của người xác nhận và cơ quan có thẩm quyền
Cần có những chữ ký của các thành viên để tránh nhưng tranh chấp sau này họ bảo họ không đồng ý. Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.
Biên bản họp gia đình chia đất đai cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ. Chú ý viết đúng chính tả để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có.
Câu hỏi thường gặp
Mẫu biên bản họp gia đình chia đất là mẫu biên bản ghi chép lại tất cả nội dung có trong cuộc họp gia đình về vấn đề phân chia đất đai. Một biên bản chứa đựng tất cả ý kiến của các thành viên trong gia đình, thể hiện sự mong muốn và sự đồng nhất về ý kiến cuối cùng. Đồng thời biên bản này được pháp luật công nhận là cơ sở pháp lý để chứng minh, giải quyết các vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn sau này.
Khi họp gia đình chia đất thì nên có một mẫu biên bản để nó có thể lưu giữ cả quá trình họp cũng sẽ là bằng chứng để giải quyết các tránh chấp và mâu thuẫn sau này.
✅ Mẫu biên bản: | 📝 Họp gia đình chia đất |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |