Khi tiến hành xây dựng nhà ở mà giao việc thi công xây dựng hoàn toàn cho bên thi công thì trước khi tiếp nhận và đưa nhà ở vào sử dụng thì chủ sở hữu nhà ở nên tiến hành nghiệm th nhà ở trước khi tiến hành nhận nhà. Bởi việc nghiệm thu này sẽ đánh giá, kiểm tra lại chất lượng công trình đã đạt theo yêu cầu của chủ nhà hay chưa để còn đưa vào sử dụng. Theo đó khi thực hiện quá trình nghiệm thu phải được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và có chức năng. Việc nghiệm thu này phải được lập thành biên bản để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp về sau. Vậy thì hãy cùng Biểu mẫu Luật tìm hiểu về “Mẫu biên bản nghiệm thu nhà ở” qua bài viết dưới đây nhé.
Nghiệm thu nhà ở là gì?
Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Là quá trình kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không, hoặc có những hạng mục công trình nào cần được sửa chữa và thay đổi để hoàn thiện công trình đó.
Đây là một trong những bước rất quan trọng đối với mọi loại hình bất động sản trước khi tiến hành bàn giao công trình.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các bên liên quan kịp thời phát hiện ra lỗi trong thi công xây dựng. Những bộ phận kém chất lượng, mắc sai sót sẽ được phản ánh, ghi nhận, sửa chữa, khắc phục. Trong đó, chi phí cho quá trình khắc phục tùy theo lỗi và nhà thầu phải chịu khoản phí đó.
Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi những chuyên gia có thể kiểm tra chất lượng, đồng thời đánh giá công trình một cách tổng thể, chính xác nhất.
Các bước nghiệm thu công trình nhà ở
Nghiệm thu công trình xây dựng nhà ở bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
ước 1:
+ Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
+ Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu
+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với hồ sơ được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
+ Đánh giá kết quả công việc, chất lượng đối với từng công việc xây dựng, lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu công trình.
Bước 2: Nghiệm thu công trình hoàn thành giai đoạn xây lắp:
+ Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường, các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị.
+ Kiểm tra kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
+ Kiểm tra kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình
+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu hồ sơ được duyệt.
+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng:
+ Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
+ Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng.
+ Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
- Kiểm tra hiện trường và toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
- Kiểm tra kết quả đo đạc độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu, đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động.
- Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu công trình.
⭐⭐⭐⭐⭐ Mời bạn xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự
Mẫu biên bản nghiệm thu nhà ở
Biên bản nghiệm thu nhà ở được hiểu là biên bản do các cá nhân, đơn vị, tổ chức xác lập nên với mục đích là ghi chép lại những hạng mục công trình đã được thực hiện theo thỏa thuận trước đó của các bên, đồng thời làm minh chứng cho sự thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng nhà ở xây dựng phù hợp với quy định và bàn giao giữa các bên.
Trong Biên bản nghiệm thu nhà ở thường có chi tiết các hạng mục công trình và biên bản đánh giá, nghiệm thu các hạng mục đó.
Để ít xảy ra tranh cãi sau này, Biên bản nghiệm thu nên có đầy đủ các nội dung cần thiết như:
– Tên công trình và các hạng mục công trình
– Tên và thông tin cá nhân thuộc bộ phận trực tiếp nghiệm thu
– Đơn vị thi công
– Người hoặc đơn vị giám sát
– Chủ đầu tư/chủ nhà
– Thời gian nghiệm thu
Ngoài ra, mẫu biên bản nghiệm thu nhà ở phải trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình được nghiệm thu và kết luận có thể đưa nhà ở vào sử dụng hay không.
Nếu không được nghiệm thu, cần nêu rõ các yêu cầu sửa chữa và hoàn thiện để đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục.
Mời bạn tham khảo mẫu biên bản nghiệm thu nhà ở dưới đây:
Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản nghiệm thu nhà ở
Phần mở đầu biên bản:
– Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”;
– Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
– Tên biên bản là: ” BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG”
Phần nội dung biên bản:
– Tên công trình xây dựng được nghiệm thu
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu: Tại mục này, cần ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cá nhân (họ và tên, chức vụ)của người đại diện tại từng cơ quan nghiệm thu. Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng được quy định tại khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm:
+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
+ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
+ Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
+ Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
+ Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
– Đánh giá sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng đã ký trước đó.
– Đánh giá về việc công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng các điều kiện nghiệm thu được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, như:
+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, 22 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
+ Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
+ Tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan.
+ Kết luận nghiệm thu: Trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng/hạng mục công trình; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có).
Phần cuối biên bản:
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
⭐⭐⭐⭐⭐ Mời bạn xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù
Câu hỏi thường gặp:
Việc nghiệm thu công việc xây dựng được quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
– Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Việc đánh giá, nghiệm thu công trình không dựa trên ý kiến chủ quan, cảm tính của một cá nhân, tập thể nhất định. Việc nghiệm thu cần căn cứ vào một số các giấy tờ sau:
– Hợp đồng xây dựng;
– Hồ sơ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị;
– Bản vẽ hoàn công công trình;
– Kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị;
– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng (căn cứ theo Hợp đồng hoặc theo pháp luật);
– Nhật ký thi công;
– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng…
✅ Mẫu biên bản: | 📝 Nghiệm thu nhà ở |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |