Trường hợp đã hoàn thành việc xây dựng công trình và giao toàn bộ công việc xây dựng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải nghiệm thu nhà ở trước khi nhận bàn giao, sử dụng. Vì sự phối hợp này đánh giá và kiểm soát chất lượng công trình đã đáp ứng được yêu cầu của gia chủ hay vẫn chưa đạt. Trên cơ sở này, các cơ quan có thẩm quyền và điều hành phải thực hiện một quy trình phê duyệt khi nó được thực hiện. Sự chấp thuận này phải được ghi lại bằng văn bản để tránh tranh chấp về sau. Sau đây, hãy xem bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật để biết thông tin về biểu mẫu “Mẫu biên bản nghiệm thu xây dựng“.
Khái niệm
Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Là quá trình kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không, hoặc có những hạng mục công trình nào cần được sửa chữa và thay đổi để hoàn thiện công trình đó.
Đây là một trong những bước rất quan trọng đối với mọi loại hình bất động sản trước khi tiến hành bàn giao công trình.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các bên liên quan kịp thời phát hiện ra lỗi trong thi công xây dựng. Những bộ phận kém chất lượng, mắc sai sót sẽ được phản ánh, ghi nhận, sửa chữa, khắc phục. Trong đó, chi phí cho quá trình khắc phục tùy theo lỗi và nhà thầu phải chịu khoản phí đó.
Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi những chuyên gia có thể kiểm tra chất lượng, đồng thời đánh giá công trình một cách tổng thể, chính xác nhất.
Download/Tải xuống
Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản nghiệm thu xây dựng
Phần mở đầu biên bản:
– Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”;
– Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
– Tên biên bản là: ” BIÊN BẢN NGHIỆM THU XÂY DỰNG”
Phần nội dung biên bản:
– Tên công trình xây dựng được nghiệm thu
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu xây dựng: Tại đây, cần ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cá nhân (họ và tên, chức vụ)của người đại diện tại từng cơ quan nghiệm thu xây dựng. Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng được quy định tại khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm:
+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
+ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
+ Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
+ Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
+ Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
– Đánh giá sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng đã ký trước đó.
– Đánh giá về việc công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng các điều kiện nghiệm thu được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, như:
+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, 22 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
+ Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
+ Tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan.
+ Kết luận nghiệm thu: Trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng/hạng mục công trình; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có).
Phần cuối biên bản:
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
Câu hỏi thường gặp
Thông thường thì biên bản này sẽ được thực hiện khi tiến độ công việc đã được hoàn thành 1 phần hoặc toàn bộ. Doanh nghiệp có thể kiểm tra được chất lượng của dự án, sản phẩm/dịch vụ thông qua biên bản nghiệm thu này trước khi bàn giao cho khách hàng.
Đã xảy ra nhiều trường hợp sản phẩm hoặc dịch vụ hay công trình sau khi hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, họ báo lại có vấn đề chỉ sau vài ngày. Thiếu đi biên bản nghiệm thu sẽ rất khó để xác minh bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm.
Doanh nghiệp có thể kiểm tra chất lượng của dự án, sản phẩm/dịch vụ thông qua biên bản nghiệm thu.
Vì vậy, khi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lúc bàn giao hàng hóa, dự án cho khách hàng thì việc làm biên bản nghiệm thu là rất cần thiết. Việc này đảm bảo bạn sẽ không rơi vào những trường hợp “oan” và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Biên bản nghiệm thu có cần thiết với doanh nghiệp hay không? Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc, vì nghiệm thu là bước kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc, sản phẩm, công trình trước khi đi vào hoạt động. Nếu bước nghiệm thu không thực hiện đầy đủ thì rất có khả năng xảy ra những sai sót trong quá trình sản xuất mà không được phát hiện.
Đồng thời, khi lập biên bản nghiệm thu, các bên liên quan cũng có căn cứ để đối chiếu khi có vấn đề phát sinh sau khi nghiệm thu. Đây là cơ sở làm việc quan trọng cho doanh nghiệp và các bên liên quan.
Nghiệm thu giúp doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, dự án, dịch vụ trước khi áp dụng cho khách hàng. Quy trình kiểm định này được thực hiện thành biên bản, giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này.
Đối với lĩnh vực xây dựng, biên bản nghiệm thu công trình là bắt buộc và được quy định rõ theo Điều 9, Thông tư Số 26/2016/TT-BXD.
✅ Mẫu biên bản: | 📝 Nghiệm thu xây dựng |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1500 |