Trong cuộc sống hàng ngày thì mâu thuẫn, tranh chấp hay những xung đột xảy ra là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi được. Chỉ có điều quan trọng là nếu xảy ra thì phải xử lý như nào cho thỏa đáng. Nặng nề thì báo cơ quan chức năng nhờ họ vào điều tra, xử phạt. Nếu nhẹ nhàng thì có thể tự giải quyết và bồi thường cho đối phương. Tuy nhiên,hầu như người Việt Nam chúng ta luôn tìm cách giải quyết nhẹ nhàng để đỡ mất thời gian và để thuận theo ý muốn của mọi người. Thì hôm nay Biểu mẫu luật xin gửi đến các bạn mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường và giải đáp các thắc mắc về mẫu đơn này.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự năm 2015
Tìm hiểu về mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
Căn cứ vào Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại theo thỏa thuận và quy định.
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút đó chính là trách nhệm về mặt vật chất mà đối tượng gây hại phải đền bù cho người bị hại.
Tuy nhiên, không phải nói bồi thường là phải bồi thường luôn mà trong trường hơp gây hậu quả còn phải xét các điều sau thì mới xem xét bồi thường như nào cho đúng: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
Quyền yêu cầu bồi thường trong Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
Căn cứ vào Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
- Mẫu biên bản nghiệm thu công trình
- Mẫu biên bản bàn giao xe ô tô
- Mẫu biên bản bàn giao tài liệu hồ sơ sổ sách
Tải xuống mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường là biên bản ghi lại sự thỏa thuận của các bên trong đó các bên đã thỏa thuận bồi thường cho nhau một khoản tiền nhất định hay một vật chất nào đó theo đúng mức độ gây ra cho người khác.
Độ tuổi chịu trách nhiệm trong mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường
Cá nhân chịu trách nhiệm dân sự tùy thuộc vào mức độ mà mình gây ra cho người khác theo luật dân sự
Căn cứ vào Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
và cụ thể như sau:
Căn cứ vào Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong biên bản này
Căn cứ vào điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Kết luận
Trên đó là toàn bộ những điểm quan trọng mà nội dung biên bản bồi thường này cần có và chú ý. Mong rằng bài viết sẽ giúp đỡ được các bạn. Hãy luôn theo dõi Biểu mẫu luật để đón nhận thêm những điều thú vị nữa nhé.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 47. Người được giám hộ
Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ). Toà án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường hay mức bồi thường đó sẽ rơi vào khoảng như nào.
✅ Mẫu biên bản: | ⭐ Thỏa thuận bồi thường |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1000 |