Trong cuộc sống sẽ có nhiều trường hợp cần phải thực hiện giao dịch và thỏa thuận với nhau để xác lập được một giao dịch cụ thể nào đó. Tuy nhiên nhiều thắc mắc rằng cần phải làm sao để giao dịch thỏa thuận đó có giá trị về mặt pháp lý và để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ các bên thỏa thuận với nhau là nội dung được quan tâm nhiều tới. Theo đó mà mẫu biên bản thỏa thuận dân sự được sử dụng với mục đích làm tăng giá trị pháp lý. Nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Biên bản thỏa thuận là gì?
Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.
Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động…
Thông thường, một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.
Khi các bên xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.
⭐⭐⭐⭐⭐ Có thể bạn đang tìm kiếm file biên bản thỏa thuận mua bán đất đai, tải xuống miễn phí mà không cần đăng nhập
Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự giữa hai bên được dùng để làm gì?
Mục đích của văn bản được thiết lập để làm căn cứ cho các bên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực.
Như đã phân tích ở trên, văn bản thỏa thuận giữa các bên như một văn bản pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đồng thời là căn cứ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.
– Biên bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về quá trình hợp tác của các bên tham gia thỏa thuận cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Nội dung của biên bản thỏa thuận cần phải có các điều khoản về đối tượng của thỏa thuận; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên; quyền lợi của các bên; phương thức thực hiện thỏa thuận…
– Biên bản thỏa thuận cần có nội dung chi tiết, rõ ràng, thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý mục tiêu và tính khả thi của thỏa thuận.
– Cấu trúc của một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: Thông tin cụ thể về các bên tham gia vào thỏa thuận, đối tượng của thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, các điều khoản cam kết của các bên và bắt buộc phải có chữ ký của các bên.
♻️♻️♻️♻️♻️ File liên quan mà có thể bạn cần tải xuống Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù
Tải xuống Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự
Biên bản thoả thuận có giá trị pháp lý và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa. Vì vậy, khi tiến hành xác lập biên bản thoả thuận, cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Đảm bảo có đủ nội dung cần thiết: Một biên bản thỏa thuận chuẩn trong bất kỳ trường hợp nào sẽ cần bao gồm đầy đủ các phần sau: Thông tin các bên tham gia vào thoả thuận, mục đích và nội dung thoả thuận, tóm tắt các điều khoản và giao ước mà các bên đã thoả thuận với nhau, cam kết và chữ ký trực tiếp của các bên liên quan.
+ Cần thể hiện rõ các điều khoản về tiến trình hợp tác: Biên bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về tiến trình hợp tác cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tiến hành thoả thuận, trong biên bản thoả thuận không thể thiếu các mục như: phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động…
+ Nội dung chi tiết, rõ ràng, cụ thể: Biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh cần có nội dung chi tiết và cần thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ của các bên nhằm tránh rơi vào tình trạng thỏa thuận suông, không bên nào làm đúng trách nhiệm của mình. Khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý là mục tiêu và tính khả thi mà hai bên muốn thể hiện.
+ Nội dung nhất quán, câu từ rõ ràng: Một biên bản thoả thuận có giá trị phải là biên bản thể hiện quan điểm nhất quán, sử dụng câu từ rõ ràng một nghĩa, tránh trường hợp nói khác, hay người soạn thảo tự ý thêm thắt ghi vào biên bản gây mất niềm tin các bên cũng như tốn thời gian xây dựng lại.
+ Hình thức trình bày: Biên bản thoả thuận cần trình bày khoa học, chuyên nghiệp, chuẩn văn bản hành chính với đầy đủ nội dung và đi vào trọng tâm cụ thể. Tránh cách trình bày màu mè, thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ nhưng không có nội dung rõ ràng thể hiện được mục đích thoả thuận giữa các bên.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản thỏa thuận dân sự“. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.
Một số loại biên bản thường thấy hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, biên bản hội họp là loại biên bản ghi lại tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp hay hội nghị.
Thứ hai, biên bản hành chính là loại biên bản ghi chép cách tiến hành một công việc theo quy định hành chính như biên bản mở đề thi, biên bản giao nhận và biên bản bàn giao, biên bản hợp đồng;
Thứ ba, biên bản có tính chất pháp lý là loại biên bản ghi chép những vụ việc có liên quan đến pháp luật như biên bản phiên tòa, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản tai nạn giao thông.
Biên bản có tính chất pháp lý được lập lên để ghi nhận, mô tả toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của các đương sự có liên bản (bao gồm trong trường hợp mở phiên tòa, khám nghiệm tử thi, tai nạn giao thông,…)