Việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay những xung đột trong cuộc sống thường ngày là việc không thể tránh khỏi được. Khi đó, nếu xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn thì cần phải xử lý như thỏa đáng để tránh cho tình trạng mâu thuẫn sâu hơn. Thông thường khi xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp không quá nghiêm trọng thì người dân thường hay lựa chọn cách giải quyết là sẽ thỏa thuận với nhau để tự giải quyết và đền bù cho đối phương khi có thiệt hại xảy ra. Để bảo bảo cho sự thỏa thuận này được thực hiện thì hai bên nên lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận này. Vậy thì ” Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù” như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù là gì?
Thỏa thuận đền bù là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên phải đền bù cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền hoặc cung cấp một giá trị thay thế cho bên thứ hai nếu bên thứ hai gặp phải thiệt hại, tổn thất hoặc chi phí do bên phải đền bù gây ra.
Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù là mẫu biên bản được lập ra để thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại giữa hai bên. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin của hai bên, lý do bồi thường, các khoản bồi thường…
Theo đó, bên phải đền bù và bên nhận đền bù sẽ thỏa thuận mức bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật. Biên bản này có mục đích xác nhận rằng hai bên đã thống nhất về việc bên bồi thường đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường tiền/ vật cho bên nhận bồi thường. Với các nội dung được ghi nhận tại Biên bản thỏa thuận thỏa thuận đền bù thì bên nhận đền bù ký xác nhận ngoài khoản tiền này sẽ không yêu cầu bên kia phải bồi thường thêm một khoản phí nào khác.
Các nội dung chính của biên bản thỏa thuận đền bù bao gồm:
– Thông tin về hai bên, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc khác.
– Thông tin về thỏa thuận đền bù, bao gồm mục đích và phạm vi của thỏa thuận, giá trị đền bù, thời hạn thực hiện đền bù và các điều khoản khác có liên quan.
– Các điều khoản và điều kiện chi tiết liên quan đến thỏa thuận đền bù, bao gồm quy định về giải quyết tranh chấp, bên nào chịu trách nhiệm đền bù và thời gian và cách thực hiện đền bù.
– Ngày ký kết và thông tin về người ký kết.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không thực hiện
Dowload mẫu biên bản thỏa thuận đền bù
Hiện nay pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mẫu biên bản thỏa thuận đền bù để dùng chung cho các trường hợp. Mà tùy vào từng trường hợp cụ thể thì nội dung của mẫu biên bản thỏa thuận đền bù sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo nội dung biên bản thỏa thuận đền bù của mình, các bên có thể sử dụng mẫu biên bản thỏa thuận đền bù dưới đây:
Hướng dẫn điền thông tin Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù
Trong mẫu biên bản thỏa thuận đền bù, có những phần thông tin quan trọng cần hoàn thiện.
Đầu tiên phải ghi đầy đủ Quốc hiệu tiêu ngữ;
Phần thông tin thời gian, địa điểm các bên tiến hành việc thỏa thuận
Thành phần tham gia thỏa thuận
Phần này cần cung cấp rõ thông tin về các bên tham gia thỏa thuận đền bù, trong đó chắc chắn có bên đền bù và bên nhận đền bù.
Các thông tin cần được ghi chính xác: họ và tên, ngày sinh, giấy tờ tùy thân và ngày cấp, nơi cấp giấy tờ đó, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại.
– Người làm chứng nên có ít nhất 02 người. Trường hợp không có người làm chứng thì biên bản bồi thường đền bù vẫn có giá trị ghi nhận sự thỏa thuận của các bên.
Phần nội dung vụ việc
Ghi lại tình tiết sự việc xảy ra là căn cứ yêu cầu đền bù khi xảy ra thiệt hại.
Phần nội dung thỏa thuận
Phần này ghi rõ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau về vấn đề đền bù khi xảy ra thiệt hại, số tiền đền bù là bao nhiêu, phương thức đền bù theo từng giai đoạn hay đền bù một lần, thời hạn thực hiện trách nhiệm đền bù,…
Các bên cũng thỏa thuận rõ các trách nhiệm nào có thể phát sinh sau khi đã thực hiện việc đền bù.
Mẫu biên bản thỏa thuận đền bù có hiệu lực ngay từ khi bắt đầu được hai bên ký kết, bản thỏa thuận được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng mua bán
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai như Luật sư đã chia sẻ bao gồm 3 yếu tố:
– Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng tiền.
– Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
– Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Dựa trên ba căn cứ này mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho: Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và Cách xác định mức độ thiệt hại. Các loại thiệt hại cũng được pháp luật định lượng, qua định và hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
❓❓❓❓❓ Có thể bạn quan tâm – Download ngay mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường, file miễn phí không yêu cầu đăng nhập.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
— Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước… Những việc bồi thường thiệt hại phải do người cố “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác.
Bởi vậy, các chủ thể khác được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.
✅ Mẫu biên bản: | 📝 Thỏa thuận đền bù |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Sốc lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2500 |