Vi phạm hành chính là hành vi trái với pháp luật gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quy định quản lý của nhà nước. Những hành vi đó sẽ bị xử phạt nghiêm minh tùy theo mức độ hậu quả mà đã để lạ. Tuy nhiên nếu muốn biết được kết quả xử phạt như nào thì khi phát hiện hành vi đó thì cần phải có một biên bản vi phạm để ghi chép và làm dẫn chứng cho công cuộc điều tra. Vậy biên bản đó sẽ được sử dụng và công dụng của chúng sẽ như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết mẫu biên bản vi phạm hành chính dưới đây để hiểu rõ hơn về tàm quan trọng của mẫu đơn này nhé.
Cơ sở pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Tìm hiểu về hành vi vi phạm hành chính
Đất nước ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc có người vi phạm có người không và hành vi vi phạm hành chính đang ngày càng diễn ra nhiều hơn. Tính chất phức tạp, hậu quả để lại ngày càng nặng nề, nguy hiểm cho những người xung quanh và xã hội. Bởi thế mà việc xử phạt vi phạm hành chính hơn bao giờ hết càng được trú trọng nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, không ngừng tăng cường dẹp gọn hành vi vi phạm đó. Mà những hành vi đó đều do các chủ thể thực hiện đó chính là con người, có thể do ham muốn cá nhân hay ghen ghét các cấp chính quyền mà chơi xấu người khác, hành vi đó thường được thực hiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Thực hiện những hành vi trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quy định, quy tắc mà pháp luật bảo vệ.
Vi phạm hành chính là hành vi dù là cố ý hay vô ý nhưng nếu là do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hay tổ chức thực hiện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người thì theo quy định pháp luật thì công dân đó phải chịu trách nhiệm hành chính. Việc chịu trách nhiệm xử phạt đó chính là hậu quả mà mình đã gây ra trước đó, thể hiện sự nghiệm minh, phản ứng tiêu cực không chấp nhận đối với hành vi đó. Và người vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần tưng ứng với hậu quả mà họ gây ra cho người khác.
Mời bạn xem thêm mẫu biên bản:
Hình thức xử phạt
Căn cứ vào Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
- Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
- Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Điển hình là hình thức phạt tiền và cảnh cáo thường được áp dụng phổ biến nhất
Hình thức phạt tiền
Với hình thức xử phạt tiền thì chúng ta có thể căn cứ vào
Điều 23. Phạt tiền
- Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
- Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
- Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Xử phạt bằng cách cảnh cáo
Căn cứ vào Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Dưới đây là mẫu biên bản vi phạm hành chính được tải miễn phí ngay khi cần nhé
Tải xuống/Download mẫu biên bản
Khi cần sử dụng đến thì các bạn có thể tải miễn phí mẫu biên bản trên và làm theo những yêu cầu có trong biên bản. Khi đó bạn sẽ có một mẫu biên bản hoàn chỉnh được pháp luật công nhận và sử dụng trong tất cả mọi việc có liên quan đến vi phạm hành chính.
Quy định về soạn Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất
Ngoài việc bám sát vào những yêu cầu ở mẫu biên bản trên thì để hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác hơn thì các bạn nên đọc kĩ quy định dưới đây
Căn cứ vào Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
- Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Những lưu ý khi soạn thảo Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất
Khi soạn thảo biên bản này thì bạn cần chú ý một vài điều nho nhỏ sau để giúp biên bản càng đáng tin cậy hơn gồm
Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin theo đúng sự việc
Mô tả vụ việc đầy đủ các chi tiết như giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,… hành vi vi phạm cụ thể đó
Khi rõ ràng, đúng sự việc không thêm bớt chữ về hành vi trái pháp luật đó
Sau khi viết xong cần có chữ kỹ rõ ràng của cả hai bên đồng thời có kèm theo chữ kí của nhân chứng
Kết luận
Trên đó là mẫu biên bản vi phạm hành chính mà chúng tôi Biểu mẫu luật muốn gửi đến các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với tất cả mọi người. Nếu có thắc mắc gì xin liên hệ chúng tôi để được giải đáp mọi khúc mắc nhé. Hãy cho chúng tôi xin những đánh giá và sự yêu thích của các bạn để có động lực gửi tặng các bạn nhiều bài viết hữu ích hơn nữa.
Câu hỏi thường gặp
Là biên bản được soạn thảo để ghi chép đầy đủ các thông tin, sự việc có liên quan đến hành vi đó. Để làm cơ sở pháp lý
Bạn có thể tải miễn phí “Mẫu biên bản vi phạm hành chính ở đâu” trong bài viết này. Bấm vào phần download để tải ngay nội dung file word về máy của bạn.
✅ Mẫu biên bản: | 📝 Vi phạm hành chính |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |