Trong kinh doanh coi trọng nhất là chữ tín đối với khách hàng, phải có sự tôn trọng đối với các khách hàng của mình. Nhưng khi thực hiện công việc không thể tránh các sai sót. Do vậy khi có yêu cầu giải trình về chất lượng, số lượng sản phẩm hay dịch vụ thì bên phía cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần giải trình đày đủ với khách hàng và phải có trách nhiệm nếu lỗi thuộc về phía mình. Vậy mẫu công văn giải trình với khách hàng bao gồm nội dung như thế nào? Cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mẫu công văn giải trình với khách hàng là gì?
Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực gì việc tiếp cận khách hàng là quá trình giải thích về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách rõ ràng, chi tiết để họ hiểu và có thể quyết định mua hay sử dụng dịch vụ. Khi giải thích cho khách hàng, bạn phải cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ của mình, bao gồm tính năng, đặc điểm, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đó. Bạn cũng nên cung cấp các ví dụ cụ thể để giải thích rõ hơn cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của họ. Nếu bạn có thể giải thích sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách rõ ràng và thuyết phục, khách hàng sẽ có nhiều khả năng mua hoặc sử dụng dịch vụ của bạn hơn.
Văn bản giải trình với khách hàng là một loại văn bản hành chính dùng để liên lạc, trao đổi, giải thích cho khách hàng để giải thích, làm rõ các thông tin, thắc mắc mà khách hàng nêu ra. Mục đích của văn bản giải trình là đưa tới khách hàng những giải đáp những vấn đề khách hàng đang thắc mắc.
Tìm hiểu thêm mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử.DOCx (word)
Nội dung của công văn giải trình với khách hàng
Hiện nay không có quy định về một mẫu công văn giải trình với khách hàng cụ thể. Do đó tùy từng trường hợp mà bên soạn thảo công văn giải trình sẽ giải trình những nội dung khác nhau. Một công văn giải trình với khách thì sẽ giống như các văn bản khác bao gồm nội dung như:
Phần đầu là
+ Phía bên phải là Quốc hiệu tiêu ngữ
+ Phía bên trái là tên, logo đối với doanh nghiệp
Sau đó đến tên công văn giải trình
Tiếp theo là phần thông tin khách hàng
Về phần nội dung, công văn giải trình đối với khách hàng sẽ có phần khác do với công văn giải trình đối với cơ quan nhà nước. Những nội dung mà phải giải trình với cơ quan nhà nước thường sẽ liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ đối với cơ quan nhà nước. Còn đối với công văn giải trình cho khách hàng thì nội dung giải trình rộng hơn ví dụ như tiến độ thực hiện công việc, thời hạn giao hàng hóa, kết quả công việc hay một nội dung nào đó trong hợp đồng,…
Mẫu công văn giải trình với khách hàng
Dưới đây là một mẫu công văn giải trình với khách hàng mà Biểu mẫu luật đã soạn thảo. Mời bạn tham khảo và có thể tải xuống bản word, hy vọng thông tin về mẫu công văn này có thể giúp ích cho bạn.
Hướng dẫn cách viết công văn giải trình
Phần kính gửi: Thông tin khách hàng cần giải trình
Dựa vào yêu cầu của khách hàng mà các cá nhân, doanh nghiệp cần phải giải trình sẽ đưa ra nội dung giải trình sao cho hợp lý. Kết cấu phần nội dung giải trình sẽ bao gồm:
- Nêu ra các vấn đề khách hàng yêu cầu giải trình;
- Giải thích theo trình tự các yêu cầu của khách hàng, kèm theo là các căn cứ chứng minh;
- Kết luận vấn đề;
- Đưa ra giải pháp và cam kết.
Cuối công văn là ghi nơi nhận và đóng dấu công ty
Chúng tôi đã gửi tới khách hàng thông tin về ấn đề “Mẫu công văn giải trình với khách hàng″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.
Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng.
Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
Ngoài ra, nếu trong Hợp đồng có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường thì sẽ làm theo quy định tại Hợp đồng. Với điều kiện là các điều khoản đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015).
✅ Mẫu đơn: | 📝 Công văn giải trình với khách hàng |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |