Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập để sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà tỉ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều, không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ phá sản dẫn đến việc không thể trả nợ cho cá nhân, tổ chức cho vay. Khi đó, những cá nhân tổ chức này phải làm đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp. Vậy cách viết Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Bài viết sau đây của Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách viết biểu mẫu này nhanh chóng và hợp pháp, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Trong giao dịch dân sự, khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã và đang bị xâm hại thì chủ thể đó có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một trong các giao dịch dân sự, mà các chủ thể thường xuyên bị xâm hại nhiều nhất đó là giao dịch cho vay tài sản.
🛐🛐🛐🛐🛐Thông tin liên quan mà bạn có thể cần tham khảo về Mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng Agribank
Nếu còn đang băn khoăn không biết Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp viết như thế nào thì có thể tham khảo biểu mẫu sau:
Tải về/Download
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Trong hợp đồng vay các bên đã thỏa thuận về thời hạn trả tiền vay. Tuy nhiên đến thời hạn hoặc thậm chí quá thời hạn nhưng bên vay vẫn không chịu trả, thậm chí bên cho vay đã nhiều lần liên hệ để yêu cầu trả nhưng bên vay vẫn nhất quyết không trả. Chính vì vậy, trong trường hợp nay bên cho vay bắt buộc phải tiến hành thủ tục khởi kiện để yêu cầu bên vay trả tiền cho họ.
Cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:
Mục “Địa điểm, ngày tháng năm”: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện kèm ngày tháng năm – thời điểm làm đơn khởi kiện. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2023
Mục “Kính gửi”: Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án:
– Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
– Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.
Mục “Người khởi kiện”:
– Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
Mục “Nơi cư trú”: Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
– Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú
– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
Mục “Yêu cầu Tòa án giải quyết”: Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết. Vì đây là đơn khởi kiện đòi nợ, nêu yêu cầu số tiền nợ gốc + lãi phải được ghi chi tiết, cụ thể
Ví dụ:
– Trả toàn bộ khoản nợ gốc là …………… VNĐ (Bằng chữ:…………)
– Trả khoản bộ khoản nợ lãi tính từ ngày …… cho đến ngày ………….. với số tiền lãi là: ……………….VNĐ (Bằng chữ:………………).
Mục “Các tài liệu kèm theo”: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự. Ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng vay tiền, bản sao CMND, sổ hộ khẩu, giấy ủy quyền…
Mục “Ký tên người khởi kiện”:
– Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;
- Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;
- Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
- Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng có đủ năng lực tố tụng dân sự và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
❓❓❓❓❓ Bạn đang quan tâm đến vấn đề về Hợp đồng vay tiền có cần công chứng không?
Những lưu ý khi viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã nêu trong hợp đồng dân sự trước đó. Nếu bên vay không thực hiện thì sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó, bên cho vay có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Khi cho người khác vay tiền nhưng đến hạn mà người đó không có tiền trả, có tiền nhưng cố tình không trả thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ.
Lưu ý các nội dung cần có trong đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- Căn cứ pháp lý: Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
💢💢💢💢💢Tìm tài liệu file về Mẫu đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
Vì đây là Đơn khởi kiện đòi nợ, do đó, hồ sơ khởi kiện phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn khởi kiện
– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền…
– Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
– Các tài liệu, chứng cứ khác
Có 3 cách để người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa gồm:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
✅ Mẫu đơn: | 📝 Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2100 |