Để trình báo, tố giác một số hành vi vi phạm pháp luật tới công an xã thì cá nhân có thể làm đơn trình báo và gửi tới cơ quan công an xã. Trong đơn trình báo công an xã cần có những nội dung cần thiết và phải được trình bày một cách rõ ràng để cơ quan công an có thể nắm bắt và giải quyết. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn trình báo công an xã file word, hãy tải xuống tại bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Đơn trình báo được dùng để làm gì?
Trên thực tế, người dân có thể rơi vào trường hợp bị xâm phạm đến quyền lợi hoặc phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật. Lúc này, người dân có thể làm đơn trình báo và gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Vậy, đơn trình báo được dùng để làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về đơn trình báo tại nội dung dưới đây nhé.
Đơn trình báo được hiểu là văn bản trình bày và báo cáo của người dân lên cơ quan có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của công dân và xã hội cần được kịp thời can thiệp để chấm dứt.
Tuy pháp luật hiện hành không quy định một khuôn mẫu đơn trình báo cụ thể nhưng khi soạn thảo một đơn trình báo, cần phải nêu được nội dung chủ yếu là trình báo về sự việc gì, sự việc diễn ra như thế nào và hậu quả ra sao.
Hiện nay đơn trình báo gửi Công an xã phải đảm bảo dược những nội dung quan trọng sau đây:
- Tên Cơ quan công an tiến nhận và xử lý thông tin trình báo
- Các thông tin nhân thân của người trình báo
- Thông tin nhân thân của người bị tố giác
- Nội dung chính của sự việc
- Lý do dẫn đến việc làm đơn
- Cam kết về những điều bản thân trình bày là đúng sự thật
Tải xuống mẫu đơn trình báo công an xã file word
Hướng dẫn cách viết đơn trình báo công an xã
Để công an xã có thể nắm bước được sự việc cũng giải quyết vụ việc trình báo nhanh chóng thì đơn trình báo cần phải có các thông tin cần thiết. Nếu bạn chưa biết cách viết đơn trình báo công an xã như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn cách viết đơn trình báo công an xã dưới đây của chúng tôi nhé.
(1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
(2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo
(6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)
(7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:
– Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….
– Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…
(8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…
Lưu ý:
– Thông tin ghi trong đơn trình báo cần chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
– Nội dung sự việc trình báo nên trình bày theo trình tự thời gian.
– Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
– Người trình báo nên nộp đơn trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
Có được rút đơn trình báo công an không?
Trên thực tế, một số trường hợp trình báo nhưng 02 bên đã tự giải quyết được với nhau, hoặc do có nhầm lẫn trong việc trình báo nên người dân có nhu cầu rút đơn trình báo. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể rút đơn trình báo mà người vi phạm không bị truy tố. Vậy, có được rút đơn trình báo công an không? Hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Nếu vụ việc trình báo có dấu hiệu hình sự thì theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, chỉ các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 thì người trình báo mới được rút đơn. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn trình báo thì cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải xuống mẫu đơn trình báo công an xã file word 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin nghỉ việc qua email. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm của Công an cấp xã trong trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người bị hại hoặc người thân thích của người bị hại được quy định tại Khoản 3 Điều 28 Thông tư 28/2014/TT-BCA như sau:
– Trường hợp người bị hại hoặc người thân thích của họ trực tiếp đến Công an cấp xã, đồn, trạm Công an để trình báo về việc mình hoặc người thân thích bị xâm hại (xảy ra trên địa bàn Công an cấp xã, đồn, trạm Công an quản lý) thì hướng dẫn họ làm đơn trình báo, lập biên bản tiếp nhận đơn trình báo, tiến hành ngay hoạt động kiểm tra, xác minh ban đầu, nếu xác định đó là tố giác về tội phạm thì chuyển ngay tố giác về tội phạm cùng các tài liệu có liên quan cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
– Khi nhận được trình báo về việc mình hoặc người thân thích bị xâm hại của người dân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý thì Công an cấp xã phải hướng dẫn người dân làm đơn trình báo theo quy định của pháp luật, tiếp nhận trình báo, nhanh chóng tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh ban đầu về hành vi được trình báo. Trong quá trình kiểm tra xác minh, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì nhanh chóng chuyển ngay tố giác về tội phạm và các tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết cho Cơ quan điều tra Công an cấp huyện xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
– Trường hợp xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó về trụ sở cơ quan, vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường, lập biên bản, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết.
Theo Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm không được làm những việc sau đây:
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;
2. Nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho công dân tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp cấp bách công dân đến báo tin về tội phạm; đồng thời phải báo cáo ngay với lãnh đạo trực tiếp biết;
3. Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Tư vấn cho người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trái pháp luật;
5. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc;
6. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
✅ Mẫu đơn: | 📝 mẫu đơn trình báo công an xã |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |