Khi muốn một cá nhân nào đó nhập hộ khẩu vào gia đình của mình, mà để người đó nhập hộ khẩu hợp pháp và chứng minh được người đó có quan hệ với bạn, bạn có thể đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh nhập hộ khẩu có thể hiểu là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bên được bảo lãnh trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ về nhập hộ khẩu. Còn đơn xin bảo lãnh là văn bản được lập ra để đảm bảo về việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nhận bảo lãnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả về “mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu“.
Bài viết dưới đây Biểu mẫu Luật sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin cơ bản khi điền vào đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu, giúp bạn chuẩn bị cho việc làm thủ tục này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tải xuống/download
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu chuẩn
Để soạn thảo mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu chính xác, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Phần mở đầu
Mở đầu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cần phải soạn thảo theo thể thức hành chính bao gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa chỉ và thời gian xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cùng với tên lá đơn “ĐƠN XIN BẢO LÃNH NHẬP HỘ KHẨU”.
Phần “Kính gửi”, người bảo lãnh gửi tới cơ quan công an tại xã, phường nơi bạn muốn bảo lãnh nhập hộ khẩu. Đồng thời, bạn cần nêu rõ các căn cứ, điều luật, nghị định về việc bảo lãnh nhập hộ khẩu để lá đơn thêm tính thuyết phục.
Phần nội dung
Mục đầu tiên trong phần nội dung, người bảo lãnh cần ghi rõ thông tin cá nhân của mình, gồm có: Họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, số CCCD/ CMND hoặc Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp các loại giấy tờ này, số điện thoại, địa chỉ thường trú.
Tiếp đến là lý do viết mẫu đơn này, bạn cần trình bày rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: “Tôi và anh Trần Văn B được cấp Giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 17/3/2023 và sau khi kết hôn, anh B sẽ chuyển về nhà tôi để sinh sống tại địa chỉ số nhà 4a, đường C, phường D, quận S, thành phố HCM”.
Sau đó, bạn nêu rõ thông tin của đối tượng mà bạn muốn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu, gồm có họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND/Hộ chiếu, số điện thoại.
Tiếp theo, bạn yêu cầu quý công an tại xã, phường bạn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu xác nhận cho đối tượng mà bạn bảo lãnh được nhập hộ khẩu vào nhà của bạn. Bạn cần thể hiện mong muốn được chấp thuận yêu cầu và cam đoan những gì khai trong lá đơn là sự thật, nếu có sai sót sẽ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phần kết thúc
Cuối đơn, bạn gửi lời cảm ơn tới cơ quan công an có thẩm quyền và dẫn chứng các tài liệu đi kèm, gồm có: Bản sao Căn cước công dân; Bản sao Sổ hộ khẩu; tờ khai nhân khẩu; Giấy chứng nhận kết hôn (nếu là vợ, chồng); Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu.
Cuối cùng, người làm đơn (tức người xin bảo lãnh) ký và ghi rõ họ tên.
Câu hỏi thường gặp
Cách viết đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh về cơ bản có cách viết gần giống với mẫu đơn xin bảo lãnh kể trên. Tuy nhiên, mẫu đơn này cần phải dẫn các căn cứ liên quan tới việc bảo lãnh nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh và luật cư trú. Và lưu ý để lá đơn thuyết phục hơn, nên dẫn những căn cứ chứng minh về việc trẻ sơ sinh có quyền được bảo lãnh nhập hộ khẩu vào gia đình, đồng thời cũng nêu rõ địa chỉ nhà cần nhập hộ khẩu, thông tin của trẻ sơ sinh gồm có: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch, họ tên cha và họ tên mẹ.
Mẫu đơn xin bảo lãnh nhập hộ khẩu được hiểu là văn bản do cá nhân lập ra nhằm xin phép cơ quan có thẩm quyền cho phép được nhập khẩu, bảo lãnh cho người thân, bạn bè nhập hộ khẩu vào nhà , thuận tiện cho việc nhập khẩu được rõ ràng và không bị vướng mắc về mặt pháp lý
✅ Mẫu đơn: | 📝 Xin bảo lãnh nhập hộ khẩu |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |