Trong một công ty, cấp trên, “sếp” thường xuyên giao việc cho nhân viên, cấp dưới. Người thuê lao động bàn giao công việc cho bên lao động thực hiện và trả lương cho bên lao động theo đúng những cam kết giữa hai bên. Trong nhiều trường hợp để dễ dàng, theo đúng thủ tục để thực hiện công việc mà cấp trên giao phó thì cần có giấy ủy quyền từ cấp trên cho cá nhân. Vậy mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Giấy ủy quyền công ty cho cá nhân là gì?
Hiện nay, Luật pháp Việt Nam chưa nhắc đến giấy ủy quyền, mới chỉ có khái niệm về Hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy vậy nhưng giấy ủy quyền được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong xã hội. Giấy ủy quyền được hiểu là một văn bản hành chính nhằm ghi lại việc đại diện ủy quyền do bên chủ thể ủy quyền chỉ định người đại diện để thực hiện những giao dịch hành chính hoặc đưa ra những quyết định nằm trong phạm vi ủy quyền. Đây là hành vi pháp ly đơn phương từ một phía là bên ủy quyền.
Trong một công ty cụ thể thì việc ủy quyền của công ty cho một cá nhân có thể hiểu là cấp trên viết giấy ủy quyền cho nhân viên để thực hiện một giao dịch hoặc tự ý quyết định một công việc nào đó của công ty. Vì với tính chất là hành vi pháp lý đơn phương từ một phía nên bên được ủy quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện theo giấy ủy quyền. Và đây là đặc điểm quan trọng phân biệt với hợp đồng ủy quyền. Trong hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, và vì thế có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Mời bạn xem thêm mẫu biên giấy ủy quyền:
- Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng Agribank
- Mẫu giấy ủy quyền nhận thẻ ATM Vietcombank
- Mẫu giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp
Quy định về người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện (người được ủy quyền) phải đảm bảo có đủ điều kiện, yếu tố theo những quy định mà Pháp luật yêu cầu. Các quy định cụ thể được ghi trong Điều 14 Luật doanh nghiệp như sau:
1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.
4. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
Kết luận
Bài viết trên giới thiệu đến bạn đọc về mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân. Mẫu giấy thường được dùng trong một công ty khi mà cấp trên ủy quyền cho nhân viên cấp dưới thực hiện công việc, giao dịch liên quan đến công ty. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Câu hỏi thương gặp
Theo Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu về phạm vi ủy quyền như sau:
– Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị giới hạn bởi nội dung được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện theo quỷ quyền còn phục thuộc vào từng loại ủy quyền như: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Ngoài ra, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác nếu được sự đồng ý của người được đại diện.
– Giấy ủy quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Theo đó, người ủy quyền là người lập và ký Giấy ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)
– Hợp đồng ủy quyền: Là một loại hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Do đó, hợp đồng ủy quyền phải được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | ⭐ Công ty cho cá nhân |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1200 |