Để một xã hội có thể phát triển thì điều kiện không thể thiếu đó là giao thông thuận tiện. Vì giao thông thuận tiện là điều kiên tốt cho giao thương, buôn bán phát triển, kinh tế phát triển, xã hội phát triển. Tuy nhiên việc giao thông phát triển kèm theo gia tăng số lượng vi phạm giao thông và tai nạn giao thông. Khi có những hành vi vi phạm, những người vi phạm sẽ phải thực hiện nộp phạt và bị giữ giấy tờ có liên quan. Vì những lý do cá nhân hoặc sức khỏe mà người vi phạm không thể giải quyết những công việc đó nên họ phải ủy quyền cho người khác để đại diện mình thực hiện chúng. Vậy mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông là gì hay TNGT là gì? Cách viết giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông ra sao? Hãy cùng Biểu Mẫu Luật trả lời những câu hỏi trên.
Khái niệm
Giấy ủy quyền là văn bản ghi lại việc ủy quyền của bên được đại diện cho bên đại diện để có quyền thay bên được đại diện thực hiện giao dịch, hành vi, quyết định dân sự nằm trong phạm vi ủy quyền. Những người tham gia cần đảm bảo những thông tin trong giấy ủy quyền là chính xác. Các bên sẽ tự hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin ủy quyền.
Bộ luật dân sự, điều 138 có định nghĩa đại diện theo ủy quyền như sau:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông là giấy ủy quyền cá nhân nhằm ghi lại việc ủy quyền để thực hiện những giao dịch, hành vi thực hiện thay của bên đại diện cho bên được đại diện như nộp phạt, ký tên và thành lập các văn bản cần thiết, nhận lại giấy tờ xe, giấy phép lái xe, hoặc các giấy tờ liên quan khác.
Mời bạn xem thêm mẫu giấy ủy quyền:
- Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
- Mẫu giấy ủy quyền cho trẻ em đi máy bay
- Mẫu giấy ủy quyền cho cá nhân, doanh nghiệp
Thẩm quyền giải quyết
Tham gia vào điều tra, giải quyết, tiếp cận hiện trường, thu thập giấy tờ của các bên liên quan khi cần thiết cần những đơn có thẩm quyền xử lý. Những đơn vị liên quan giải quyết tai nạn giao thông:
1. Công an các đơn vị, địa phương.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông).
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có liên quan.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Nguyên tắc giải quyết
Những nguyên tắc cơ bản khi các cơ quan giải quyết tai nạn giao thông:
1. Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
3. Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hướng dẫn viết
Vì đây là một dạng văn bản nộp cho cơ quan có thẩm quyền, nó như một bằng chứng cho người đại diện có quyền thực hiện thay nên về văn phong và cách trình bày cần trang nghiêm, lịch sự. Những nội dung chính cần có và chú ý khi viết như sau:
– Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được trình bày trang trọng. Giấy bao gồm các phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày.
– Về phần quốc hiệu và tên giấy tờ, đây là phần quan trọng luôn xuất hiện ở bất kỳ loại văn bản pháp lý nào. Tùy vào loại giấy tờ, người soạn phải lựa chọn mẫu phù hợp.
– Về người ủy quyền, người soạn phải cung cấp đầy đủ thông tin như Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (CMND), ngày cấp và quốc tịch.
– Về người được ủy quyền, cũng tương tự như người ủy quyền, người soạn phải cung cấp đầy đủ thông tin trên.
– Đối với phần nội dung, người soạn phải trình bày được nội dung vụ việc ủy quyền, cũng như ghi rõ giấy ủy quyền có giá trị từ khi nào.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông
Kết luận
Bài viết trên giới thiệu đến bạn đọc thông tin về mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông. Bạn đọc sẽ hiểu giấy ủy quyền là gì, viết giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông cần chú ý điều gì. Nếu có bất ký thắc mắc gì hãy để câu hỏi tại phần bình luận bên dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời chúng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định như sau:
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thời hạn sẽ được ghi rõ trong giấy ủy quyền, tùy thuộc vào những bên tham gia khi thực hiện giấy ủy quyền.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | 📝 Giải quyết TNGT |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1000 |