Cùng với sự phát triển của xã hội, vận chuyển giao thông đi lại cũng phát triển không ngừng. Có thể nói giao thông phải phát triển thì một xã hội mới phát triển được vì phải có huyết mạch đi lại để giao thương, vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế. Tuy nhiên kèm với đó là tình trạng vi phạm luật giao thông cũng gia tăng. Nhiều trường hợp vi phạm giao thông không nộp phạt ngay mà sau đó nộp phạt tại Kho bạc nhà nước. Do bận việc, tình trạng sức khỏe mà người vi phạm không thể tự đi nộp phạt, thay vào đó họ có thể ủy quyền người khác để nộp phạt hộ. Vậy đại điện ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông thay là gì? Thủ tục nộp phạt như nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Đại điện ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông thay
Đại diện ủy quyền là việc bên được ủy quyền có thể đại diện, nhân danh cho bên ủy quyền để thực hiện những giao dịch dân sự cho bên ủy quyền. Quyền hạn được giới hạn trong phạm vi ủy quyền.
Theo Điều 138 Bộ luật dân sự quy định về việc có thể ủy quyền như sau:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Theo đó, người phải nộp phạt vi phạm giao thông có thể ủy quyền để cho người khác đi nộp phạt thay nếu bận mà không thể đi nộp được.
Mời bạn xem thêm mẫu giấy ủy quyền:
- Mẫu giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp
- Mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe máy
- Mẫu giấy ủy quyền cho cá nhân, doanh nghiệp
Thủ tục nộp phạt như nào?
Để tránh việc mất thời gian và có thể bị phạt thêm tiền thì người nộp phạt cần chú ý đến thủ tục thực hiện nộp phạt. Việc nộp phạt cũng phải đúng thời hạn ghi trên giấy nộp phạt hay quyết định xử phạt. Nếu quá hạn sẽ bị phạt thêm và phải nộp thêm. Cụ thể như sau:
Thủ tục nộp phạt theo điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông
Một mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông cần có những nội dung chính như Quốc hiệu – tiêu ngữ; Tên văn bản: Giấy ủy quyền (Nộp phạt vi phạm giao thông); Ngày thắng năm viết giấy; Thông tin xác nhận của hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) như: họ và tên, năm sinh, nơi cư trú, số cmnd,… Và một số điều khoản mà hai bên thỏa thuận với nhau nếu có. Dưới đây là một ví dụ cơ bản về một mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
GIẤY ỦY QUYỀN
(Nộp phạt vi phạm giao thông)
Hôm nay, ngày …… tháng …. năm ……….. tại: ………………….
Người ủy quyền:
Ông/Bà : …………………………………………………………………………
Sinh năm : ……………………………………………………………………..
Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………
Người ủy quyền là người bị lập Biên bản vi phạm hành chính số: ………./BB-VPHC, quyển số: ….. do Công an ……….. lập ngày …./…/20……..
Người được ủy quyền:
Ông/Bà : …………………………………………………………………………..
Sinh năm : …………………………………………………………………………
Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………
Nội dung ủy quyền: Người ủy quyền giao cho người được ủy quyền đại diện người ủy quyền liên hệ với Phòng cảnh sát giao thông – Trạm cảnh sát giao thông ….., tỉnh/thành phố …., các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan để: tham gia giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nêu trên, nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, nhận lại xe, giấy phép lái xe và các giấy tờ khác có liên quan, nộp phạt, lệ phí theo Biên bản vi phạm hành chính nêu trên.
Phạm vi ủy quyền: Người được ủy quyền có quyền đại diện người ủy quyền thực hiện việc nộp hồ sơ, lập văn bản, ký tên vào các giấy tờ có liên quan đến nội dung được ủy quyền, nộp phí, lệ phí, nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, nhận lại xe, giấy phép lái xe và các giấy tờ khác có liên quan.
Thù lao ủy quyền: Không có thù lao.
Thời hạn ủy quyền: ….. (….) tháng, kể từ thời điểm giấy ủy quyền này được công chứng.
Giấy ủy quyền được lập thành 03 bản, người ủy quyền giữ 02 bản, 01 bản lưu tại cơ quan công chứng.
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên) Người được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tải mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.
Khi uống rượu, bia hoặc các chất có cồn thì cồn sẽ có trong máu và hơi thở sẽ có nồng độ của cồn. Cồn tác động đến thần kinh của con người, nó có thể làm cho con người suy giảm nhận thức, hành vi khi say, điều đó rất nguy hiểm khi tham gia giao thông chính vì vậy Luật pháp đã ra quy định về nồng độ còn như sau:
Theo khoản 8 điều 8 Luật giao thông:
Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Tham gia giao thông sẽ có nhiều phương tiện, trong những trường hợp khẩn cấp, những phương tiện chuyên dụng cần được ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Khoản 1 điều 22, Luật giao thông quy định rõ:
Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
✅ Mẫu giấy ủy quyền: | ⭐ Nộp phạt vi phạm giao thông |
✅ Định dạng: | ⭐ File word |
✅ Số lượng file: | ⭐ 1 |
✅ Số lượt tải: | ⭐ +1400 |