Hiện nay, do nhiều lí do mà cá nhân có thể không thuận tiện để làm thủ tục, giao dịch bán đất. Do đó, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện bán đất thay cho mình. Trong quan hệ vợ chồng, vợ sẽ ủy quyền cho chồng bán đất hoặc ngược lại. Nếu bạn chưa biết viết giấy vợ ủy quyền cho chồng bán đất như thế nào? Hãy xem và tải xuống Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng bán đất dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác bán đất thay mình không?
Căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.“
Theo quy định trên, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật dân sự, và năng lực hành vi dân sự phải phù hợp với giao dịch bán đất để thực hiện giao dịch bán đất thay mình.
⭐⭐⭐⭐⭐Xem thêm Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng mua đất
Vợ uỷ quyền bán đất cho chồng như thế nào?
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền như sau:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.“
Theo quy định trên, vợ đã ủy quyền cho chồng để thực hiện các công việc ủy quyền như: Quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất; được đại diện nhân danh vợ tham gia các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bán đất có cần chữ ký của cả hai vợ chồng không?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.“
Đồng thời căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đối với tài sản chung quy định:
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.“
Do đó, đây là tài sản chung vợ chồng nên thuộc quyền định đoạt của cả hai người, nếu không có thoả thuận khác thì khi muốn bán nhà, đất thì cần phải có sự đồng ý cũng như có chữ ký của cả hai người.
✅✅✅Có thể bạn quan tâm, tải ngay Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất
Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng bán đất
Trên đây là “Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng bán đất” của Biểu mẫu luật. Hy vọng có ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, việc đại diện theo ủy quyền để thực hiện giao dịch bán đất có thể chấm dứt trong những trường hợp sau:
+ Theo thỏa thuận.
+ Thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Giao dịch bán đất đã được hoàn thành.
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền.
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết.
+ Người đại diện không còn năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch bán đất.
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Theo quy định Luật Công chứng 2014, không có thủ tục công chứng Giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền.
Mặt khác, theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến Giấy ủy quyền như sau:
“Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Theo đó, Giấy ủy quyền bán đất chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
✅ Mẫu giấy: | 📝 Vợ ủy quyền cho chồng bán đất |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |