Mua đất là một hoạt động quan trọng của các cặp vợ chồng, khi người vợ không thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bán đất thì có thể ủy quyền cho chồng thực hiện thay mình. Giấy vợ ủy quyền cho chồng mua đất phải có những nội dung nhất định mới đảm bảo hiệu lực pháp lý. Dưới đây là Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng mua đất của Biểu mẫu luật, hãy xem và tải xuống tại bài viết dưới đây nhé.
Giấy ủy quyền mua đất là gì?
Ủy quyền được quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó thì ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên, bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh cho bên ủy quyền. Đây cũng là 1 trong 2 hình thức đại diện của pháp luật, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hay theo điều lệ của pháp nhân.
Từ quy định trên, có thể hiểu Giấy ủy quyền mua đất là văn bản ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định, lựa chọn một cá nhân hay tổ chức nào đó để đại diện, thay mặt cho mình thực hiện các công việc liên quan đến việc mua bán, sử dụng đất trong phạm vi được phép.
Giấy ủy quyền mua đất thường được sử dụng trong các trường hợp:
– Người ủy quyền đang ở nước ngoài hoặc ở tại địa phương khác mà việc quản lý, sử dụng, mua bán đất đai không thuận tiện;
– Vì lý do sức khỏe mà người ủy quyền không thể trực tiếp mua bán đất đai được;
– Vợ chồng ủy quyền tài sản để phân chia tài sản chung cho nhau…
Nội dung Giấy ủy quyền mua đất gồm những gì?
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu Giấy ủy quyền mua đất, các bên có thể tự soạn thảo Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn nhưng cần đảm bảo phải có đầy đủ thông tin:
– Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: Họ tên, số CMND/CCCD; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; quốc tịch; số điện thoại…
Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì cần ghi thông tin của người đại diện.
– Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin của mảnh đất ủy quyền mua bán:
+ Số thửa đất;
+ Hạng đất;
+ Loại đất;
+ Diện tích;
+ Thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
– Thời gian ủy quyền: Nên ghi rõ từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào…
– Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền…
Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng mua đất
Sổ đỏ đứng tên vợ, khi bán đất chồng có phải ký tên không?
Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:
(i) Trường hợp 1: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người chồng
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
– Tài sản mà mỗi người sở hữu trước khi kết hôn;
– Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
– Tài sản khác mà theo quy định pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:
+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.
+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án hay quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng.
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;
– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Do đó, trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên của người vợ và quyền sử dụng đất tương ứng sẽ được xác định là tài sản riêng của người vợ thì người vợ có toàn quyền bán, cho, cầm cố,… đối với quyền sử dụng đất này và không cần có có chữ ký đồng ý của chồng.
❓❓❓❓❓ có thể bạn chưa biết Hướng dẫn thủ tục mua bán đất có sổ đỏ
(ii) Trường hợp 2: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng:
Theo quy định khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ là tài sản chung của vợ chồng nếu:
– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ/chồng được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận đó là tài sản chung.
Trường hợp không có căn cứ để chứng minh rằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì chúng được coi là tài sản chung.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó. Do đó, khi mua bán đất với người khác thì yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của người vợ cho người chồng được thực hiện thay quyền mua bán.
Nếu là tài sản chung mà vợ tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người chồng dù sổ đỏ đứng tên vợ thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trên đây là “Mẫu giấy vợ ủy quyền cho chồng mua đất” của Biểu mẫu luật. Hy vọng có thể hữu ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 về phạm vi đại diện như sau:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.“
Như vậy, A và B đang trong thời kỳ hôn nhân nên việc ông A đại diện bà C thực hiện giao dịch bán đất cho bà B làm tài sản chung của vợ chồng cũng giống như ông A đang chuyển nhượng cho chính mình. Nên giao dịch này có thể phát sinh rủi ro và không thực hiện được.
Theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc là nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống như nhau.
Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ.
Lưu ý: Việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản.
✅ Mẫu giấy: | 📝 Vợ ủy quyền cho chồng mua đất |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2500 |