Hiện nay nhu cầu mua bán đất, chuyển nhượng đất đai là nội dung được quan nhiều tới khi nhu cầu sử dụng đất đai của con người ngày càng gia tăng và nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình cũng nhiều lên. Khi mua bán đấ đau thì các bên sẽ cần có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trong nhiều trường hợp có thể viết hợp đồng viết tay. Vậy cách soạn thảo Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy tay hiện nay như thế nào? Mẫu hợp đồng này cần có những nội dung gì? Hãy cùng biểu mẫu luật tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Luật Công chứng năm 2014
Giấy mua bán đất viết tay được hiểu là như thế nào?
Hiện nay Luật Đất đai và Luật Công chứng năm 2014 không có quy định nào về hợp đồng mua đất viết tay. Tuy nhiên có thể hiểu hợp đồng mua bán đất viết tay được hiểu là dạng hợp đồng được lập thành văn bản viết tay giữa bên chuyển quyền sử dụng đất (bên bán) và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (bên mua) với nội dung chuyển giao quyền sử dụng đất theo các điều kiện, nội dung mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật.
Cách gọi của loại hợp đồng này nhấn mạnh hình thức hợp đồng là được viết bằng tay, không có công chứng, chứng thực của Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy tay mới năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy tay
Hợp đồng mua bán đất có thể được viết tay và phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, các nội dung như dưới đây:
Thông tin các bên tham gia hợp đồng bao gồm các yếu tố:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức,
- Chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.
Chi tiết về đất tiến hành mua bán: Trong điều khoản này, các bên phải ghi rõ các thông tin gắn liền với đất cho mua bán đất như: địa chỉ, diện tích, tình trạng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất,…
Giá tiền bán đất, thời hạn và phương thức thanh toán tiền mua bán: Hai bên thỏa thuận giá tiền mua bán đất, thời hạn thanh toán (một lần cho toàn bộ số tiền mua bán đất hoặc trả tiền mua bán đất hàng năm), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản)…
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai và không trái với pháp luật khác có liên quan.
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày, tháng, năm
Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:
- Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận về tài sản khác gắn liền với đất mua bán đất;
- Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
- Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.
Giấy mua bán đất viết tay có được công chứng không?
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Theo các quy định pháp luật nêu trên, hợp đồng mua bán đất thì bắt buộc phải công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp ngoại lệ, mà theo đó các bên chuyển nhượng không cần hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực (giấy viết tay hoặc hợp đồng đánh máy nhưng không công chứng hoặc chứng thực) như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng mua bán đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
Theo Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy tay mới năm 2023”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Khi xảy ra tranh chấp đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 01/7/2014 thì xử lý theo cách sau:
– Nếu là xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
– Nếu xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Các bên được khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền luôn mà không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
…
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở
Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất được chuyển nhượng.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 Chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +2000 |